Nhiều start-up nghĩ rằng, càng có nhiều khách hàng càng tốt. Nhưng thực tế này không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt với nhóm “low-hanging fruit”- những khách hàng “dễ hái”. Chứng kiến thực trạng start-up có nhiều người dùng đăng ký sử dụng, tạo cảm giác tăng trưởng tốt, nhưng thực tế, số người dùng ghi nhận giá trị, sử dụng thường xuyên và trả tiền cho sản phẩm rất hạn chế. Đó được gọi là “low quality growth”. P/s: Xin cám ơn quý báo đã tích cực ủng hộ và chia sẻ bài viết của tôi về Bài toán lựa chọn khách hàng của startup nhé!
Xin mời mọi người đọc trọn vẹn bài viết trên Báo Đầu tư và key takeaways ở dưới đây nhé! Yeah, just keep fighting!!
Với startup theo mô hình B2B, khách hàng “low-hanging fruit” là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Các doanh nghiệp này thường rất linh hoạt, cởi mở, dễ chấp nhận những sản phẩm mới, kể cả sản phẩm chưa hoàn hảo. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của tệp khách hàng này có đặc điểm là thiếu ổn định, ít nguồn lực, do đó, họ thường chưa sẵn sàng trả tiền để sử dụng sản phẩm lâu dài.
Với mô hình B2C (doanh nghiệp với khách hàng), khách hàng “low-hanging fruit” là những cá nhân dễ thu hút, chấp nhận thử sản phẩm mới của start-up, nhưng có xu hướng chỉ dùng khi được miễn phí, giảm giá sâu, hoặc tặng quà… hơn là ghi nhận giá trị thực sự của sản phẩm. Vì vậy, tỷ lệ nhóm khách hàng này gắn kết và trả tiền để sử dụng sản phẩm không cao.
Đây là lý do chúng ta chứng kiến thực trạng start-up có nhiều người dùng đăng ký sử dụng, tạo cảm giác tăng trưởng tốt, nhưng thực tế, số người dùng ghi nhận giá trị, sử dụng thường xuyên và trả tiền cho sản phẩm rất hạn chế. Đó được gọi là ‘low quality growth’ - sự tăng trưởng kém về chất của start-up.
Do đó, các nhà sáng lập cần luôn tỉnh táo nhìn ra giá trị bền vững mình cần hướng tới, tránh rơi vào trường hợp quá chú trọng nhóm khách hàng “low-hanging fruit” trong ngắn hạn mà khiến doanh nghiệp bị trả giá đắt trong dài hạn; bởi “những điều gì dễ dãi, chẳng bao giờ bền lâu”