top of page

By Trường Bomi - Founder & CEO Rootopia #6: Bài học từ thất bại với Olymsearch

Xin chào các bạn! Bền bỉ đồng hành học hỏi từ nhà sáng lập CEO Trường Bomi mỗi ngày với Zunzun Daily Catchup, cuối cùng hôm nay chúng ta đã tiến tới bài viết thứ 6 của anh trong series chia sẻ này! Đây là bài viết vô cùng ý nghĩa, là những chia sẻ đau đáu khi nhìn lại để tìm ra những bài học quan trọng từ thất bại với startup Olymsearch gần 10 năm về trước của anh. Ở anh, tôi luôn nhìn thấy tinh thần “Keep Fighting” kiên định biến những thất bại và thử thách của mình thành những thành công ý nghĩa sau này. P/s: Cám ơn anh rất nhiều đã ủng hộ và cho phép em đăng những bài viết ý nghĩa này của anh nhé!

Xin mời mọi người đọc bài viết nguyên gốc được anh chia sẻ vào ngày 12/04/2021 trên Facebook của anh dưới đây nhé!


>>>


Có một quan điểm cho rằng, thành công là một chuỗi các thất bại cộng lại, và điểm thất bại cuối cùng của một chu kỳ chính là thành công (và sau đó lại là failures & lessons).


Năm 2014, khi trở về Việt Nam sau chương trình MBA tại Mỹ, Trường đã trải nghiệm 2 thất bại với sản phẩm công nghệ, một là app giáo dục cho trẻ và hai là kênh tìm kiếm sản phẩm trực tuyến (mô hình Google for shopping) Olymsearch. Với Olymsearch, may mắn đội ngũ đã được Vietnam Silicon Valley Accelerator chọn, song cũng đã không thể qua được Valley of Death của thị trường.


Một bài học nữa, mà đã đi vào kinh điển trong startup failure là, right time to right market, mà khi làm Olymsearch anh em đã vấp phải:

  • Không thấu hiểu lúc đó thị trường so sánh giá có thực sự lớn hay không?

  • Các cửa hàng được list sản phẩm trên Olymsearch sẽ thực sự trả tiền cho mình khi có người tìm kiếm sản phẩm mà sẽ điều hướng sang website của cửa hàng?

  • Rào cản chết người nào khiến việc trả tiền này không thể diễn ra? Ẩn sau đó là sức ỳ khiến thị trường không thể lớn?...


Trong thực tế, rất nhiều startup chết hoặc thoi thóp không lớn được vì xuất phát bằng Giải pháp (Solution), thậm chí vội vã xây dựng sản phẩm và tính năng (hay rất nhiều tính năng) mà không quan tâm:

  • Chân dung của khách hàng mục tiêu?

  • Vấn đề của họ là gì?

  • Họ đang có những giải pháp thay thế hiện tại ra sao?


Mặt khác, “cái chết” còn đến khi khước từ trả lời các câu hỏi sống còn nữa là:

  • Giá trị của giải pháp của mình là gì?

  • Sự khác biệt nào tạo nên lợi thế cạnh tranh (bền vững)?

  • Tại sao lại vào thị trường bây giờ? Điểm rơi của thị trường ra sao?

  • Thị trường có sẵn sàng trả tiền? Và có lớn không, trong ngắn hạn với thị trường tiền trạm (cho Early Adopters) và trong dài hạn với các thị trường mở rộng (cho Early Majority và sau đó)?

  • Sản phẩm gì? Có phù hợp với thị trường không?

  • Cách ra thị trường? Vận hành?

  • Tăng trưởng dự báo, và cơ sở?

  • Cần gọi vốn bao nhiêu? Cho mục tiêu gì? Phân bổ để đạt mục tiêu ra sao?

  • Đội ngũ, với founding team và core team có phải nhóm người được chọn không?


Dù sao, thất bại của Olymsearch, với đội ngũ non nớt mà Trường dẫn dắt khi năm đầu chân ướt chân ráo gia nhập làn sóng khởi nghiệp công nghệ, là đã không chọn được thị trường tiềm năng, với điểm rơi tốt, và không nhìn sâu vào vấn đề của khách hàng (Problem space). Điều đó khiến nhà đầu tư vòng tiếp theo không "bơm oxy" cho team trên đường "lên đỉnh Everest". Và đó là nỗi đau mang theo tới sau này, với đội ngũ và với cả nhà đầu tư ban đầu đã đặt niềm tin vào mình.

Chúc mọi người tiếp tục chân cứng đá mềm, và kiên định đi qua các thất bại/ thử thách tới thành công ý nghĩa


>>>


Trên đây là những chia sẻ ý nghĩa và đau đáu của anh Trường Bomi - nhà sáng lập kiêm CEO của Rootopia - đây cũng là startup quỹ Genesia Ventures chúng tôi đầu tư và đồng hành phát triển tại Việt Nam. Hi vọng, bài viết này của anh có thể cổ vũ và mang lại những gợi ý quan trọng tới các nhà sáng lập trong việc chuẩn bị những hành trang cần thiết để đưa startup mình tiến tới thành công nhé ! Yeah, just keep fighting!!

bottom of page