
Zunzun Catchup
Chia sẻ niềm vui nhận giải thưởng Best Capitalist năm 2023 tại quỹ Genesia Ventures
Trong buổi tổng kết cuối năm toàn quỹ Genesia Ventures với sự tham gia của các thành viên hoạt động đầu tư ở 4 thị trường - Nhật Bản - Ấn Độ - Indonesia - Việt Nam, tôi thực sự rất bất ngờ, vui mừng và cảm động khi được nhận giải Best Capitalist - Nhà đầu tư xuất sắc nhất tại quỹ trong năm 2023. Nhân dịp được nhận giải thưởng này, tôi xin phép được nhìn lại và chia sẻ vài dòng suy nghĩ của mình trong các bài blog của mình dưới đây. Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết nhé! Yeah, just keep fighting with Zunzun!
CafeF: Doanh nghiệp Việt tăng tốc trên đường đua gọi xe công nghệ
Trong bối cảnh "đốt tiền" đã trở thành khái niệm quá xa xỉ với ngành công nghệ, các doanh nghiệp đang phải dùng mọi cách để "tăng thu - giảm chi". Trong khi xe điện được cho là có thể mang lại những trải nghiệm dịch vụ mới cho người dùng, từ đó tăng thu; đang trở thành một lợi thế cạnh tranh mới của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường này, tôi có chia sẻ quan điểm của mình trong chuyên mục Chuyển động kỳ lân của VTV Money rằng: “Đó chỉ là lợi thế cạnh tranh ban đầu…Các bác tài xế cung cấp dịch vụ như thế nào, khách hàng có muốn đặt cuốc xe tiếp theo hay không, doanh nghiệp phải tối ưu được chất lượng dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng".
24hMoney: Những “Traction thay thế cho doanh thu” dùng để thuyết phục nhà đầu tư trong những vòng gọi vốn của startup ở giai đoạn sớm
Vừa qua trong một buổi họp thảo luận với một nhà sáng lập startup ở giai đoạn Hạt giống, tôi được chia sẻ rằng, một trong những câu hỏi đầu tiên mà nhà sáng lập này thường được nhận khi đi gọi vốn là về Traction, cụ thể hơn là doanh thu của startup. Thực sự, tôi luôn có một niềm tin rằng, với startup ở giai đoạn sớm, có nhiều “traction thay thế” còn quan trọng hơn cả doanh thu, vì nếu không có đó, thì doanh thu dù có lớn ban đầu, thì startup cũng sẽ khó phát triển bền vững sau này. Do đó, với startup ở giai đoạn sớm, sẽ cần những “Traction” khác thay thế cho doanh thu, để thuyết phục các nhà đầu tư trong những vòng gọi vốn đầu tiên của mình. Đó là những “Traction” gì? P/s: Xin cám ơn 24HMoney đã tích cực chia sẻ bài viết của tôi về đề tài này nhé!
Báo Đầu Tư: Lửa thử vàng, gian nan thử… start-up
Trong quý II/2023, Việt Nam đã vượt qua Indonesia để giữ vị trí thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về thu hút vốn đầu tư khởi nghiệp, với tổng vốn huy động là 413 triệu USD. Thương vụ gọi vốn nổi bật nhất trong nửa đầu năm 2023 phải kể đến BuyMed khi startup này đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B trị giá 51,5 triệu USD - số vốn chiếm tới 80% tổng lượng vốn các start-up công nghệ Việt huy động được trong nửa đầu năm 2023. BuyMed xứng đáng được biết đến nhiều hơn với nhiều bài học quan trọng về cách một start-up phát triển bằng giá trị. P/s: Xin cám ơn quý báo đã đề cập tới chia sẻ của tôi về BuyMed vừa qua nhé! Just keep fighting!
Vietnam Investment Review: Japanese VCs expand tranche of investment
Despite headwinds in capital mobilization, Japanese venture funds are doubling down on Vietnam’s startup ecosystem, underscoring the nation’s pivotal role in their quest to cultivate a vibrant Southeast Asian startup landscape. In Vietnam, Genesia Ventures has invested in 14 startups across various funds. With its newly acquired $110 million capital, the fund aims to invest in the region’s most promising companies that align with its vision and objectives, demonstrating the resilience and confidence in the fund’s investment strategy. P/s: Special thanks for mentioning Genesia Ventures among active Japanese VCs in Vietnam.
Hiệu ứng Dunning-Kruger: Bạn và startup đang ở đâu trong đường cong nhận thức của mình?
Xin chào các bạn! Là một VC, tôi được sống và làm việc trong một thế giới mà ở đó mọi người đều cố gắng cho thấy sự hiểu biết và sự tự tin trong công việc và hoạt động kinh doanh của mình. Thực tế, tôi nhận ra rằng mỗi chúng ta đều có thể đang ở một vị trí nào đó trong đường cong nhận thức của mình, theo hiệu ứng Dunning Kruger. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức sâu sắc được vị trí của mình, để không bị “ảo tưởng sức mạnh” bởi những tung hô, tập trung vào những điều quan trọng nhất, khiêm tốn học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm hơn nữa, để có thể tối ưu được hành trình phát triển của mình.
Chiêm nghiệm về nguyên lý “Nước lên thì thuyền lên” giúp startup phát triển bền vững
Xin chào các bạn! Hôm nay tôi có dịp được ngồi thảo luận vô cùng sâu sắc với một nhà sáng lập có nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi đã chia sẻ về những điều quan trọng giúp startup phát triển bền vững thực sự. Trong đó, có một điểm khiến tôi ấn tượng nhất, đó là khách hàng có thực sự tốt hơn khi sử dụng sản phẩm của startup không? Với nguyên lý đơn giản: “Nước lên thì thuyền lên”. Sẽ không có startup nào có thể bền vững phát triển, nếu như khách hàng của mình không trở nên tốt hơn và phát triển cùng với mình. Tôi xin phép được chia sẻ một vài dòng chiêm nghiệm của mình về điều này trong bài Daily Blog hôm nay nhé!
Thấm thía câu nói của nhà đầu tư: “Đã nhiều năm qua tôi không được nhận báo cáo đều đặn của startup”
Xin chào các bạn! Hôm nay tôi có nhiều suy nghĩ đau đáu và thấm thía, khi có dịp được trao đổi với một nhà đầu tư trong khu vực. Anh ấy chia sẻ việc mất niềm tin với một startup, khi đã nhiều năm qua anh không được nhận báo cáo kết quả kinh doanh (KPIs) của startup đó. Thế rồi, vào đúng lúc tình hình khó khăn như lúc này, khi startup không thể tự gồng gành được hơn nữa, cũng là lúc startup cần nhà đầu tư của mình cùng vào hỗ trợ tài chính nhất. Tuy nhiên với niềm tin đã không còn đó, thì thực sự quá khó cho nhà đầu tư vào “giải cứu” startup rồi. Qua câu chuyện này, tôi muốn gửi gắm một vài dòng suy nghĩ của mình trong bài Daily Blog ngày hôm nay.
FOCUS: Suy nghĩ về sự tập trung thực sự của nhà sáng lập startup
Xin chào các bạn! Hôm nay tôi có dịp được ngồi nói chuyện với một nhà sáng lập startup khiến tôi có nhiều suy nghĩ về sự tập trung cần có, một cách chiến lược và kỉ luật, cho thấy sự kiên định thực sự khi khởi sự startup. Nếu không có những điều này, các nhà sáng lập dễ bị rơi vào cái bẫy của “Hội chứng đối tượng hào nhoáng”, theo đuổi nhiều cơ hội cùng một lúc, khiến mọi thứ dễ bị “hời hợt”, thiếu chiều sâu, dễ thay đồi và cũng khó đạt được thành công lớn thực sự trong dài hạn. Tôi xin phép được chia sẻ một vài suy nghĩ của mình về điều này trong bài Daily Blog ngày hôm nay nhé!
Techie Story: Great sharing from Nam Pham - Director of Engineering at BuyMed!
Such a greatly insightful and real sharing from Nam Pham - Director of Engineering at BuyMed!! “When doing startups, we couldn’t wait for everything to be perfect before releasing it. The fact that users are the testers and feedback from them is also much more valuable than the internal testing team. The hardest thing when working at a tech product company is getting sympathy from other teams. Building a successful company is a job goal, not building tech products. Technology is just a part of helping the company grow”. Yeah, just keep fighting team BuyMed!!
VCCI: Chuyển đổi số trong cung ứng dịch vụ Logistics
Mặc dù là một điểm sáng, nhưng ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam vẫn còn hạn chế và thách thức. Đặc biệt, chi phí logistics cao. Trong đó, quá trình thu mua trong logistics vẫn còn nhiều tác vụ thủ công, thông tin không đồng nhất và thương thảo mất thời gian. Theo ông Rajnish Sharma, Nhà sáng lập và CEO tại Wareflex, trong mọi giao dịch giữa đối tác và khách hàng thường gặp khó khăn khi tìm nhà cung ứng tốt, giá cả cạnh tranh và các yêu cầu phức tạp. Do đó, Wareflex đã tạo ra tính năng mới Smart Procure. P/s: Xin cám ơn VCCI đã chia sẻ thông tin về Wareflex chúng tôi nhé! Yeah, just keep fighting!
Báo Đầu Tư: Quỹ đầu tư Nhật Bản tăng hiện diện tại thị trường start-up Việt Nam
Hồi tháng 5/2023, Genesia Ventures - quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản, cũng hoàn tất gọi vốn cho quỹ thứ 3 của mình, với tổng vốn gọi được khoảng 110 triệu USD. Trong quỹ thứ 3 này, Genesia Ventures tham gia đầu tư vào M Village, Rootopia và Wareflex. Với nguồn lực mới là 110 triệu USD, quỹ quyết tâm đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào các công ty start-up có tiềm năng phát triển tốt nhất và chia sẻ tầm nhìn mục tiêu chung tại thị trường Việt Nam. P/s: Xin cám ơn quý báo đã chia sẻ thông tin về hoạt động đầu tư tích cực của chúng tôi tại Việt Nam nhé! Yeah, just keep fighting!
CafeBiz: Đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ vào quy trình chống thuốc giả
Trong suốt 5 năm phát triển, sàn thương mại điện tử thuocsi.vn đã trở thành một cầu nối đáng tin cậy cho hơn 1,000 nhà phân phối và nhà cung cấp trên toàn quốc, nhằm cung cấp nguồn hàng đáng tin cậy cho hơn 35,000 nhà thuốc và phòng khám tại 685/705 quận, huyện trong cả nước. Nền tảng này được vận hành vởi BuyMed, đã nỗ lực phát triển quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt, góp phần đẩy lùi vấn nạn thuốc giả, tạo niềm tin cho nhà thuốc và người tiêu dùng tại Việt Nam. Yeah, just keep fighting nhé, team BuyMed ơi!
Vietnam Investment Review: Startups ponder moves during fundraising scarcity
Difficulties are encircling many tech startups, with capital flows into the field congested and sharply decreasing over the past few months. Nevertheless, some investors are still willing to make a move if they can see the attractiveness and long-term development potential of a project. As Genesia Ventures Vietnam, we can still invest in a scalable startup that demonstrates the founder’s vision for the next decade. Startups need to verify the suitability of their products to the market and find a growth model that can generate sustainable profits. P/s: Special thanks to VIR for mentioning my sharing in the previous Daily Blog on this related matter. Yeah, just keep fighting!
Financial Projection: Chia sẻ về phương pháp hiệu quả dự phóng tăng trưởng cho startup
Xin chào các bạn! Sau khi đọc bài viết gần đây của tôi về ”Làm sao để kế hoạch tài chính có ý nghĩa thực sự với startup ở giai đoạn sớm khi gọi vốn?” có nhiều nhà sáng sáng lập đã rất đồng cảm và chia sẻ với tôi về thách thức của họ trong việc cân bằng giữa tham vọng và tính thực tế khi dự phóng tăng trưởng. Việc không cân bằng tốt được 2 yếu tố này, khiến các nhà sáng lập có thể bị nhìn nhận là “bay bay” thiếu thực tế, ngây thơ với những con số dự phóng quá lạc quan, hoặc bị coi là không có tư duy của một startup có thể mở rộng với những con số dự phóng quá khiêm tốn. Liệu có phương pháp dự phóng nào khắc phục được việc này không?
Bài toán Startup Governance #2: Giá trị có được từ sự kỉ luật trong quản trị startup
Xin chào các bạn! Nếu như ở bài viết trước tôi có đề cập về Bài toán Startup Governance #1: Suy nghĩ về cái giá phải trả cho sự thiếu kỉ luật trong quản trị startup, thì tiếp nối chuỗi bài viết trong series này, tôi muốn đào sâu chia sẻ về một cái “giá” đối nghịch - đó là giá trị startup có thể nhận được nếu như có sự quản trị doanh nghiệp tốt. Mà ở đó, tôi tin rằng, những giá trị này cần phải rất lớn, đủ lớn tới mức để tạo động lực mạnh mẽ cho startup thực hành kỉ luật quy trình quản trị trong doanh nghiệp mình. Xin mời mọi người đón đọc bài viết chia sẻ của tôi về những giá trị ý nghĩa này, trong bài Daily Blog ngày hôm nay nhé!
The Leader: Khủng hoảng sẽ tạo ra Kỳ lân
Nhìn từ góc độ quỹ đầu tư, tôi tin rằng, tình hình kinh tế trong nước đang có nhiều khó khăn, khiến các startup khó đạt được các chỉ tiêu kinh doanh, hoặc cần nhiều thời gian và nguồn lực hơn để đạt được milestone của mình. Các nhà đầu tư cũng thận trọng hơn, tập trung tìm kiếm cơ hội ở các mô hình kinh doanh có thể tạo ra dòng tiền bền vững hơn. Những mô hình kinh doanh có đặc điểm ngốn nhiều vốn ban đầu sẽ khó thuyết phục được nhà đầu tư trong giai đoạn này. P/s: Xin cám ơn quý báo đã chia sẻ lại một phần nội dung chia sẻ của tôi trong bài Daily Blog trước đây nhé! Yeah, just keep fighting!!
Làm sao để kế hoạch tài chính có ý nghĩa thực sự với startup ở giai đoạn sớm khi gọi vốn?
Xin chào các bạn! Trong quá trình tiếp xúc với nhiều nhà sáng lập startup ở giai đoạn sớm đi gọi vốn, tôi nhận thấy có nhiều người phải loay hoay, dành rất nhiều thời gian với việc xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm dành cho startup của mình. Đặt trong bối cảnh có quá nhiều biến số với những thách thức và cơ hội đến rồi đi, những khúc cua với những lúc thăng-trầm, khiến tôi suy nghĩ lại rằng, việc kéo excel tạo bảng kế hoạch tài chính tới tận…5 năm, liệu có thực sự phù hợp? Làm sao để nó có ý nghĩa và cần thiết thực sự với startup? Tôi xin phép được chia sẻ một vài suy nghĩ của mình trong bài Daily Blog hôm nay nhé!
By Trường Bomi - Founder & CEO Rootopia #6: Bài học từ thất bại với Olymsearch
Xin chào các bạn! Bền bỉ đồng hành học hỏi từ nhà sáng lập CEO Trường Bomi mỗi ngày với Zunzun Daily Catchup, cuối cùng hôm nay chúng ta đã tiến tới bài viết thứ 6 của anh trong series chia sẻ này! Đây là bài viết vô cùng ý nghĩa, là những chia sẻ đau đáu khi nhìn lại để tìm ra những bài học quan trọng từ thất bại với startup Olymsearch gần 10 năm về trước của anh. Ở anh, tôi luôn nhìn thấy tinh thần “Keep Fighting” kiên định biến những thất bại và thử thách của mình thành những thành công ý nghĩa sau này. P/s: Cám ơn anh rất nhiều đã ủng hộ và cho phép em đăng những bài viết ý nghĩa này của anh nhé!
By Trường Bomi - Founder & CEO Rootopia #5: Bài học tiến hóa của một startup thông qua Data-Driven Culture
Xin chào các bạn! Đi từ e-commerce Olymsearch vào năm 2014, tới công ty e-commerce Adayroi, cho tới sáng lập platform giao hàng on-demand logistics AhaMove, mỗi một hành trình khởi nghiệp đi qua đều để lại cho anh Trường Bomi nhiều “bài học xương máu”. Một trong số đó, là chất lượng của Văn hóa ra quyết định dựa trên đào sâu dữ liệu (Data-driven culture). Đây chắc chắn cũng chính là lời giải vô cùng quan trọng cho rất nhiều câu hỏi hóc búa trong quá trình vận hành startup của bất kì nhà sáng lập nào. Do đó, tôi xin phép được chia sẻ bài viết thứ 5 của anh về đề tài này, trong bài Daily Blog ngày hôm nay nhé!
By Trường Bomi - Founder & CEO Rootopia #4: Hack tăng trưởng đột phá triệu người dùng từ game hóa dịch vụ trên nền tảng Momo
Xin chào các bạn! Từng là Giám đốc mảng Social Payment tại Momo, anh Trường Bomi đã có thêm một bài viết chia sẻ vô cùng ý nghĩa về kinh nghiệm thực chiến của mình, khi làm thành viên dẫn dắt chiến dịch Tết 2020 mang tên Lắc Xì. Đây là một trong những dịch trên MoMo với thiết kế như một trò chơi, đã ngoạn mục trở thành campaign nổi bật nhất trên Social media cao điểm Tết Việt khi đó. Tiếp tục nhận được sự ủng hộ và cho phép của anh Trường Bomi, tôi xin được tiếp tục chia sẻ bài viết thứ 4 này của anh trong chuỗi series bài Daily Blog ngày hôm nay nhé!
By Trường Bomi - Founder & CEO Rootopia #3: Double-sided Referral
Xin chào các bạn! Với nhiều kinh nghiệm sáng lập và vận hành startup phát triển bứt phá, anh Trường Bomi đã có thêm một bài viết chia sẻ thú vị về một phương pháp growth hacking kinh điển, mang tên Double-sided Referral. Đây là cách hack tăng trưởng giống như “một con dao hai lưỡi”, nhưng nếu biết sử dụng đúng cách phương pháp này, với tiền đề startup có hiệu ứng mạng và sản phẩm có giá trị thuyết phục người dùng, thì có thể nói đây là cách giúp startup bứt phá, phát triển nhanh chóng tập người dùng cho mình. Do đó, tôi xin phép được chia sẻ bài viết thứ 3 này của anh trong bài Daily Blog hôm nay nhé!
By Trường Bomi - Founder & CEO Rootopia #2: Tipping Point
Xin chào các bạn! Tiếp nối chuỗi series chia sẻ đầy ý nghĩa của anh Trường Bomi - nhà sáng lập CEO Rootopia, tôi xin phép được chia sẻ bài viết thứ 2 của anh trong bài Daily Blog hôm nay. Với nhiều kinh nghiệm sáng lập và vận hành nhiều startup trước đó của mình, nhà sáng lập Trường Bomi đã chia sẻ về cách tiếp cận bền bỉ và nhạy bén, để tìm ra công thức chiến lược giúp startup tăng trưởng bứt phá. Đó là, Tipping point - Điểm Bùng Phát. P/s: Xin cám ơn anh đã ủng hộ nhiệt tình, cho em đăng lại bài viết của anh trên Zunzunstartup này nhé!
By Trường Bomi - Founder & CEO Rootopia #1: Bánh đà quyết định tương lai tăng trưởng?
Xin chào các bạn! Tôi rất vui mừng, trong hành trình bền bỉ của mình, được kết nối với rất nhiều nhà sáng lập, đồng hành với Zunzunstartups, vừa chăm đọc, và cũng chăm viết chia sẻ những kinh nghiệm khởi nghiệp của mình. Với tất cả sự trân trọng những đóng góp ý nghĩa đó, tôi mong muốn được chia sẻ lại những bài viết của các nhà sáng lập trên nền tảng này. Do đó, tôi xin phép được bắt đầu chuỗi series, bằng những bài viết của nhà sáng lập CEO Trường Bomi của Rootopia - là những chắt lọc tinh tuý từ kinh nghiệm xây dựng và vận hành nhiều startup tới nay của anh. P/s: Xin cám ơn anh đã cho phép em đăng lại bài viết của anh trên Zunzunstartup nhé!
Tiền Phong: Fundiin được vinh danh là giải pháp trả sau phổ biến nhất tại Việt Nam
Tháng 8/2023, dựa trên dữ liệu từ BuildWith, Merchant Machine (nền tảng hàng đầu lưu trữ dữ liệu về các phương thức thanh toán) công bố thống kê những đơn vị BNPL phổ biến nhất tại từng quốc gia trên toàn cầu, Fundiin hiện được xác định là giải pháp Mua trước Trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL) phổ biến nhất tại Việt Nam, bên cạnh nhiều tên tuổi BNPL quốc tế lớn thống trị thị phần lĩnh vực Trả sau tại các quốc gia khác. Điều này đã chứng minh được năng lực vượt trội của đội ngũ và chiến lược đúng đắn tập trung vào sản phẩm của Fundiin tới nay. P/s: Xin cám ơn quý báo đã tích cực chia sẻ thông tin về Fundiin nhé! Yeah, just keep fighting nhé, Fundiin ơi!
Bài toán Startup Governance #1: Suy nghĩ về cái giá phải trả cho sự thiếu kỉ luật trong quản trị startup
Xin chào các bạn! Trong bối cảnh thường xuyên phải đối mặt áp lực tăng trưởng lớn, với kì vọng và cạnh tranh khốc liệt từ nhiều phía, khiến cho startup nói chung, đặc biệt là startup ở giai đoạn sớm, thường có xu hướng đặt nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp ở vị trí ưu tiên thấp hơn nhiều nhiệm vụ khác. Tuy nhiên, chứng kiến nhiều startup sao lãng nhiệm vụ này đã gặp phải sự tuột dốc khó có thể cữu vãn được, khiến tôi suy nghĩ nhiều về vai trò quan trọng Must-Have của quản trị. Để mở đầu cho chuỗi bài viết về đề tài này, tôi xin được giới thiệu về các case startup cho thấy cái giá phải trả khi thiếu kỉ luật trong quản trị doanh nghiệp.
Zunzun Brainstorming: Đi tìm cơ hội cho startup tham gia thị trường sách ở Việt Nam
Xin chào các bạn! Trong những ngày nghỉ vừa qua, tôi có ghé thăm một vài hiệu sách ở Sài Gòn. Nhận thức được vai trò to lớn trong việc truyền tải trí thức của sách, từ đây, với “bệnh nghề nghiệp” của mình, tôi liên tục đặt cho mình những câu hỏi, làm thế nào để tăng được quy mô thị trường sách, làm sao để tăng Cung, tăng Cầu, giúp cho thị trường sách phát triển hơn nữa tại Việt Nam. Do đó, tôi xin phép được chia sẻ một vài khảo sát của mình về cơ hội và vai trò tham gia của startup trong thị trường này, qua bài Daily Blog hôm nay nhé!
Báo Đầu Tư: Start-up không nên quá chú trọng tệp khách hàng “dễ hái”
Nhiều start-up nghĩ rằng, càng có nhiều khách hàng càng tốt. Nhưng thực tế này không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt với nhóm “low-hanging fruit”- những khách hàng “dễ hái”. Chứng kiến thực trạng start-up có nhiều người dùng đăng ký sử dụng, tạo cảm giác tăng trưởng tốt, nhưng thực tế, số người dùng ghi nhận giá trị, sử dụng thường xuyên và trả tiền cho sản phẩm rất hạn chế. Đó được gọi là “low quality growth”. P/s: Xin cám ơn quý báo đã tích cực ủng hộ và chia sẻ bài viết của tôi về Bài toán lựa chọn khách hàng của startup nhé!
Suy nghĩ về “chiều sâu” cần được nhìn thấy ở chỉ số “bề nổi” GMV của startup ở giai đoạn sớm
Xin chào các bạn! Trong quá trình đồng hành với startup ở giai đoạn sớm, có thể nói một trong những chỉ số KPI thường xuyên được chúng tôi chia sẻ và thảo luận là, GMV - Gross Merchandise Volume. Đây là chỉ số top-line, thể hiện tổng giá trị giao dịch thành công mà startup với mô hình nền tảng kết nối bên Cung và bên Cầu, tạo ra được trong một khoảng thời gian quy định. Không dừng lại ở bề mặt của một chỉ số top-line như GMV, tôi thường có thói quen “công thức hoá” nó, để tìm ra những “chiều sâu” quan trọng thực sự với startup ở giai đoạn sớm, giúp thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Suy nghĩ về chỉ số phù hợp hơn, thay thế cho LTV/CAC của startup ở giai đoạn sớm
Xin chào các bạn! Trong quá trình đồng hành với nhiều startup ở giai đoạn sớm, tôi nhận ra mọi người thường hay quan tâm về chỉ số LTV/CAC - chỉ số cho thấy sự phát triển bền vững, tìm thấy đường có lợi nhuận của startup. Tuy nhiên, tôi thường hay đặt câu hỏi, liệu chỉ số này có thật sự phù hợp với startup ở giai đoạn sớm? Ở giai đoạn này, startup chưa có nhiều cơ sở để tính ra được trọn vẹn LTV - giá trị vòng của khách hàng của startup, cũng như CAC - chi phí có được khách hàng, lại là yếu tố startup không thể kiểm soát được trong bối cảnh “lạm phát CAC” hiện nay. Do đó, tôi thiết nghĩ startup cần có chỉ số phù hợp hơn để thay thế.