top of page

Suy nghĩ về trách nhiệm làm nghề đầu tư VC

Hôm nay tôi vừa kết thúc buổi họp IC - Hội đồng đầu tư đầu tiên trong năm 2023, và kết quả là được quỹ quyết định cho tôi dẫn dắt đầu tư một startup tiếp theo tại Việt Nam. Đây sẽ là deal lớn nhất của tôi trong sự nghiệp đầu tư tới nay.

Có một điều tôi luôn cảm thấy thách thức và ý nghĩa khi hoạt động tại quỹ Genesia Ventures, với tư cách là Venture Capitalist. Đó là, Để được chọn là người dẫn dắt deal đầu tư, tôi sẽ phải làm mọi thứ từ đầu tới cuối với tất cả trách nhiệm, từ việc sourcing deal tới đồng hành hỗ trợ startup tới exit hậu đầu tư. Đặc biệt, trong buổi IC meeting tại quỹ tôi, với các founder ở thị trường nước ngoài (ngoài thị trường Nhật), sẽ không phải tham gia IC meeting, mà chỉ cần các founder tham gia tới buổi họp với GP chúng tôi trước đó, dưới sự hỗ trợ của tôi. Phần còn lại, thì người dẫn dắt deal sẽ đi tiếp, hỗ trợ bảo vệ thành công deal đầu tư của mình tại buổi họp IC meeting thay cho nhà sáng lập. Thách thức là tôi sẽ phải thực sự hiểu chi tiết, truyền đạt lại một cách dễ hiểu, thuyết phục và nhận lấy trách nhiệm mà nhà sáng lập gửi gắm để bảo vệ thành công deal. Ý nghĩa là tôi sẽ phải thực sự có niềm tin và tâm huyết rất lớn với startup đó.


Bên cạnh đó, bản thân Venture Capitalist là tôi cũng phải luôn liên tục gây dựng niềm tin, uy tín của mình đối với các thành viên trong hội đồng đầu tư, đồng thời là ý thức được trách nhiệm của mình khi dẫn dắt các thương vụ đầu tư. Quỹ chúng tôi có cơ chế thưởng phát vô cùng rõ ràng và khắt khe, thách thức sự nhẫn và tinh thần trách nhiệm nghiêm túc với mỗi thương vụ đầu tư mình dẫn dắt.

Cụ thể, thông qua chính sách - Carried Interest (Lợi tức mang theo) - điều khá phổ biến trong nghề đầu tư VC này. Nhưng quỹ chúng tôi lại có những cách tiếp cận rất khác với hầu hết các VC trên thị trường. Đó là, bên cạnh việc nếu startup đầu tư nào đó có thể thành công exit mang lại lợi nhuận về cho quỹ, nhà đầu tư dẫn dắt đó sẽ được cùng chia lợi tức đó như thường thấy, thì ngược lại, nếu startup đầu tư nào đó không thể exit thành công, mang lại tổn thất cho quỹ thì nhà đầu tư dẫn dắt đó sẽ bị khấu trừ tổng số số tiền quỹ thực tế đầu tư vào thương vụ đó, trong số tiền thưởng có thể được nhận của mình.


Mà các bạn cũng biết, trong thị trường đầu tư mạo hiểm nói chung, có thể phải chờ tới cả thập kỷ thì nhà đầu tư dẫn dắt đó mới có thể thể nhìn thấy công ty mình dẫn dắt đầu tư đó có thành công và mang lại lợi nhuận thật sự hay không. Và theo như đúng cái tên nghề ,đó là đầu tư mạo hiểm thì tỉ lệ đầu tư không thành công khá cao, mà theo thống kê, thì con số đó phải tới 75%. Do đó, chính quy chế thưởng - phạt này của quỹ tôi, khiến mỗi nhà đầu tư như chúng tôi, phải vô cùng kỷ luật trong đầu tư, không cho phép chúng tôi đầu tư dễ dãi. Và một khi đã đầu tư, thì chúng tôi phải vô cùng tâm huyết, đồng hành lâu dài cùng phát triển công ty để gia tăng xác suất thành công của startup mình đầu tư.

Cũng vì thế, mà sau khi bảo vệ thành công cho startup tại buổi họp IC, nhận được kết được kết quả thông qua đầu tư, thì tôi lại càng cảm thấy trách nhiệm và áp lực tích cực của mình tăng lên. Trách nhiệm đồng hành, hỗ trợ startup đến ngày thành công, khiến quyết định đầu tư của chúng tôi ngày hôm nay là ĐÚNG thực sự. Yeah, keep fighting!!


Discuss with me on Facebook:




Discuss with me on Linkedin:





bottom of page