Nhìn từ góc độ quỹ đầu tư, tôi tin rằng, tình hình kinh tế trong nước đang có nhiều khó khăn, khiến các startup khó đạt được các chỉ tiêu kinh doanh, hoặc cần nhiều thời gian và nguồn lực hơn để đạt được milestone của mình. Các nhà đầu tư cũng thận trọng hơn, tập trung tìm kiếm cơ hội ở các mô hình kinh doanh có thể tạo ra dòng tiền bền vững hơn. Những mô hình kinh doanh có đặc điểm ngốn nhiều vốn ban đầu sẽ khó thuyết phục được nhà đầu tư trong giai đoạn này. P/s: Xin cám ơn quý báo đã chia sẻ lại một phần nội dung chia sẻ của tôi trong bài Daily Blog trước đây nhé! Yeah, just keep fighting!!
Xin mời mọi người đọc full bài viết trên báo The Leader và key takeaways phần chia sẻ của tôi dưới đây nhé!
"Ngành thiết yếu như ăn uống, y tế và giáo dục có thể sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Các startup trong mảng này nếu có sản phẩm thực sự phù hợp, vẫn thuyết phục được khách hàng sử dụng bằng giá trị, thì vẫn có cơ hội phát triển. Các mảng như: giải trí, du lịch, thời trang, đầu tư, thanh toán, tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Cụ thể, các startup sẽ cần nhiều nguồn lực để thu hút khách hàng trong khi túi tiền của họ đang giảm trong nền kinh tế khó khăn của hiện tại. Do đó, việc họ có thể có được lợi nhuận để tự lực phát triển lúc này, cũng như có thể đạt được kết quả đủ thuyết phục các nhà đầu tư, để tiếp tục vòng gọi vốn tiếp theo lại càng khó hơn nữa. Cũng vì lý do này, các nhà đầu tư sẽ dè dặt để xuống tiền hơn".
Những mô hình kinh doanh có đặc điểm ngốn nhiều vốn ban đầu sẽ khó thuyết phục được nhà đầu tư trong giai đoạn này. Chẳng hạn, những mô hình phải đầu tư có sở vật chất ban đầu, phải bỏ nhiều tiền thu hút người dùng. Điểm chung của những mô hình kinh doanh này là "tiền ra như nước sông Đà, tiền vào nhỏ giọt (hoặc không có) như cà phê phin". "Trong bối cảnh chi phí vốn cao và khó tiếp cận, các startup luôn trong trạng thái khát vốn nhưng không có vốn bên ngoài thì coi như là huyệt tử. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tập trung tìm kiếm cơ hội ở các mô hình kinh doanh có thể tạo ra dòng tiền bền vững hơn”.