Xin chào buổi tối các bạn! Hôm nay là thứ 6, ngày 5 tháng 6 năm 2020. Chắc hẳn các bạn đã có một ngày rất bận rộn phải không? Mình cũng vậy. Là một nhà đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mỗi ngày mình phải đọc cập nhật rất nhiều thông tin mới, phải học thêm thật nhiều kiến thức chuyên môn, thảo luận với đội ngũ sáng lập startup, gặp gỡ trao đổi với nhiều đối tác khác nhau, nên với mình mỗi ngày đều ý nghĩa luôn đầy ắp những bài học mới. Và sẽ là ý nghĩa hơn, khi mình có thể chia sẻ những điều đó tới nhiều người hơn thông qua Blog zunzunstartup.com mỗi ngày ở chuyên mục "Daily Catchup with Zun" này. Hi vọng nhận được sự đón đọc và ủng hộ của các bạn.
Dưới đây là những nội dung hay, có chọn lọc mà mình đã đọc và học hôm nay, muốn chia sẻ tới các bạn:
Những tin tức nổi bật đã đọc:
Takeaways:
Tiki thông báo đã gọi thêm 130 triệu USD trong vòng huy động vốn mới nhất, với lead investor là quỹ tư nhân Northstar Group.
Đây là lợi thế lớn cho Tiki trong việc tăng thêm lợi thế trong thương thảo sát nhập với Sendo.
Hôm nay, đây có lẽ là tin tức nổi bật nhất cho hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam. Trong khi chờ kết quả chính thức từ Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng về việc sát nhập với Sendo, dù kết quả có được chấp thuận hay không thì rõ ràng việc gọi được thêm vốn 130 triệu USD lúc này khiến Tiki có thêm nhiều nguồn lục để tự tin chạy tiếp ít nhất trong 2 năm tới.
Takeaways:
FiinGroup tổng hợp từ 999 doanh nghiệp niêm yết phi tài chính, chiếm 97,6% giá trị vốn hóa trên HoSE, HNX và thị trường UPCoM. Trong quý 1 năm nay, có 2 nhóm lợi nhuận giảm và nhóm Tăng trưởng:
Nhóm lợi nhuận giảm : dầu khí (giảm 303%), giải trí và du lịch (giảm 212%) và bất động sản (giảm 81%).
Nhóm tăng trưởng doanh thu tốt bao gồm viễn thông (+23%), bán lẻ (+16%), thực phẩm và đồ uống (+8,7%), dược phẩm (+10%) và công nghệ thông tin (+8%).
Những con số thống kê trên, rõ ràng đã một lần nữa khẳng định rõ ràng hơn các ngành nào đã bị ảnh hưởng tiêu cực và ngành nào đã được hưởng lợi ích từ từ Covid-19.
Takeaways:
Business Wars - Câu chuyện đằng sau những cuộc cạnh tranh kinh tế
Marketing Your Business - Tìm hiểu về marketing từ căn bản đến chuyên nghiệp
Rocketship.fm - Phân tích các khía cạnh về phát triển sản phẩm và doanh nghiệp
Founder Coffee - Trò chuyện cùng những nhà sáng lập doanh nghiệp về muôn mặt đời sống
Masters of Scale with Reid Hoffman - Những câu chuyện và chiến thuật của các startup toàn cầu
Cá nhân mình là fan của Reid Hoffman- tác giả của cuốn sách kinh điển trong giới khởi nghiệp là Blitzscaling, nên mình thường xuyên nghe podcast Masters of Scale của bác ấy. Trong đó, mình đặc biệt thích bài podcast gần đây với CEO Brain của Airbnb, nói về cách Airbnb vượt qua bão Covid-19 và chuẩn bị cho những xu hướng mới của ngành du lịch hậu Covid-19. Các bạn có thể tham khảo ở đây nhé!
Nói thật, Masters of Scale with Reid Hoffman chính là niềm cảm hứng để mình làm chương trình Podcast riêng dành cho các founder ở Việt Nam gần đây tên là Startup Coffee Catch-up
Đây là bài báo mình được Deal Street Asia phỏng vấn, về việc tiếp tục đầu tư vào các startup đã đầu tư trong giai đoạn Covid-19, mình có chia sẻ các quan điểm như dưới đây:
Genesia Ventures đợt vừa qua có tích cực đầu tư thêm (Follow-on Investment) khoảng 1 triệu USD vào 2 startup ở lĩnh vực giáo dục và ăn uống, ngoài mục đích là để kéo dài runway cho các công ty mà còn để họ có thêm nhiều nguồn lực để tận dụng cơ hội đang lên của thị trường này trong và sau Covid-19.
Hiện nay quỹ mình quan tâm tới mô hình Online-merge-offline (OMO), tiếp cận với khách hàng trên phương diện đa kênh, đa nền tảng cả vật lý lẫn trực tuyến, để thể mang lại trải nghiệm đầy đủ nhất cho khách hàng mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, dù có dịch khiến nền tảng vật lý offline bị ảnh hưởng thì nền tảng online trực tuyến vẫn cứu cánh công ty được. Manabie- công ty edtech này chính là startup theo mô hnhf OMO đầu tiên quỹ mình đầu tư ở Việt Nam.
Bonus:
Tin tức về startup bên mình đầu tư- Kamereo
Picture of the day :)
Mình đã bắt đầu đặt mua báo tháng từ Forbes Vietnam vì thấy có nhiều bài viết phân tích sâu hơn và những bài viết chỉ có trên báo giấy. Mình sẽ đọc và chia sẻ tới các bạn trong những bài blog tiếp theo.
Những takeaways hay từ blog/ sách đã đọc:
Đây là bài viết hay trên blog của đồng nghiệp Shunsuke Sagara ở quỹ mình có chia sẻ về sự kết hợp bổ trợ của 2 mô hình SaaS và MarketPlace.
Takeaways:
SaaS và Marketplace là 2 business model tiêu biểu cho hoạt động DX của doanh nghiệp. SaaS giúp tối ưu hoá hoạt động trong doanh nghiệp, còn Marketplace thì hỗ trợ hoạt động giao dịch trọng và ngoài doanh nghiệp. Nên có thể nói cần có cả 2 mô hình này để DX toàn diện doanh nghiệp.
SaaS thì tạo độ kết dính với người dùng cao (Stickiness), nhưng network effect thấp, ngược lại, Marketplace thì switching cost thấp nên độ kết dính không cao, nhưng đổi lại có network effect cao. Việc kết hợp cả SaaS và Marketplace sẽ làm đa dạng hơn hệ sinh thái dịch vụ, thêm kênh doanh thu, và đồng thời khắc phục các nhược điểm bổ sung lẫn nhau cho mỗi mô hình hoạt động độc lập.
Ví dụ: công ty từ dịch vụ SaaS sau đó mở rộng sang Marketplace: AppExchange(Salesforce)、HubSpot App Marketplace(HubSpot)
Ví dụ công ty tư Marketplace sau đó mở rộng sang SaaS (hay còn gọi là mô hình SEM(SaaS-Enabled Marketplace): Upwork ( Từ tìm nhân lực>> sau đó cung cấp phần mềm quản lý Resource management, Project Management, kèm theo chức năng tự động thanh toán lương như là Freelance Management System (Doanh thu 2019 phần SaaS chiếm khoảng 10% là 32M$)
Ở thị trường ĐNA trong đó có Việt Nam thì startup về SaaS chưa nhiều so với các nước như Mỹ, Nhât, một phần là do doanh nghiệp chưa sẵn sàng chi trả nhiều cho các sản phẩm giúp công ty tối ưu hoá vận hành, thay vào đó vẫn sẽ thuê nhân lực làm phần đó với lý do chi phí thuê nhân công rẻ hơn mua SaaS. Nên xu hướng từ SaaS triển khai thêm Marketplace sẽ ko rõ ràng và nhiều bằng xu hướng doanh nghiệp đi lên từ Marketplace rồi triển khai thêm SaaS để tạo độ kết dính bền chặt với khách hàng, và tăng dần thêm doanh thu cho doanh nghiệp trong dài hạn.
Đây là cuốn sách được viết bởi nhà đầu tư khởi nghiệp huyền thoại Ben Horowitz - General Partner của a16z, ông cũng là tác giả của cuốn sách kinh điển tên là The Hard Thing About Hard Things, đều là những cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái khởi nghiệp và được nhiều các nhà sáng lập tìm đọc. Cuốn sách này nói lên tầm quan trọng cũng như cách xây dựng văn hoá doanh nghiệp từ những ngày sơ khai của startup.
Do mình mới bắt đầu đọc, nên dưới đây là 3 takeaways (bằng tiếng Anh) là các câu trích dẫn trực tiếp từ sách, mà mình thấy tâm đắc:
"Because your culture is how your company makes decisions when you are not there...It's how they behave when no one is looking"
"If you see something off-culture and ignore it, you've created a new culture. Meanwhile, as business conditions shift and your strategy evolves, you have to keep changing your culture accordingly."
"If their startups outsource their engineering, they almost fail. Why? It turns out that it's easy to build an app or a website that meets the specification of some initial ideal, but far more difficult to build something that will scale, evolve, handle edge cases gracefully"
Mình sẽ tiếp tục đọc thêm, và chia sẻ những câu quote tâm đắc của mình, và sẽ có một bài viết đầy đủ chia sẻ bài học của mình cùng với quan điểm sau khi đọc xong hết cuốn sách này.
Trên đây là tất cả những bài học và đọc mình tổng hợp trong hôm nay dành cho Chuyên mục Daily Catchup with Zun.
Còn bạn thì sao? Tin tức hay bài học nào quan trọng nhất với bạn trong ngày hôm nay? Hãy để lại comment để chia sẻ cho mình và những bạn đọc khác cùng biết nhé!
Comments