Xin chào các bạn! Hôm nay là thứ 7 ngày 6 tháng 6 năm 2020. Chắc hẳn các bạn đã có một ngày cuối tuần vui vẻ ý nghĩa? Mình cũng vậy. Cuối tuần nhưng không quên đọc và học hỏi thêm để chia sẻ tới các bạn thông qua chuyên mục blog Daily Catchup with Zun.
Và dưới đây là những nội dung mình muốn chia sẻ tới các bạn ngày hôm nay:
Đây là thông tin chưa chính thức, nhưng cũng rất có khả năng nếu Tiki và Sendo sáp nhập thành công để tăng thêm nguồn lực cạnh tranh với đối thủ ngoại ở Việt Nam, 2 nền tảng gọi xe Be Và FastGo, cũng sẽ "học hỏi" cách sát nhập này. Cá nhân mình thấy, việc sát nhập là một "last plan"- nước đi cuối cùng, dành cho 2 đối thủ nội địa đang đuối sức trước cuộc chạy đua đốt tiền đầy cạnh tranh, họ phải đứng trước sự lựa chọn nếu không gọi vốn được nữa thì sẽ chết, nên việc sát nhập được kì vọng sẽ là giúp họ tăng thêm nguồn lực, giảm đi đối thủ. Nhưng sẽ ra sao nếu hậu sát nhập được một thời gian, nguồn lực cũng cạn dần, trong khi không thắng nổi với đối thủ chung là Grab? Họ sẽ không còn ai để "sát nhập" nữa, và cứ như vậy cả hai sẽ vắng bóng khỏi cuộc đua này? Vậy nên, sát nhập nên được coi không chỉ là sự sát nhập tổ chức đơn thuần, mà nên còn là sự RESET tái cấu trúc mô hình kinh doanh khác biệt và bền vững hơn, tránh cạnh tranh trực diện với đối thủ chung. Ví dụ nếu Grab mạnh về những quốc xe nội thành (Intracity) , đường ngắn, và giá hơi "chát", thì Be và FastGo có thể nên đánh vào những quốc xe liên tỉnh thành (Intercity) đường dài, với mức giá "thân thiện" hơn với người dùng chẳng hạn.
2/ Raising Capital During COVID 19 (by Nathan Beckord- CEO of www.Foundersuite.com) (How to Pivot Your Fundraising Plans During the Coronavirus Pandemic)
Takeaways: 6 cách Hack cho Fundraising trong mùa Covid-19
"Giảm mỡ" tổ chức bằng cách cắt giảm cost, tăng tính hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và cố gắng kéo được runway ít nhất 18 tháng.
Gia tăng thêm giá trị sản phẩm của bạn trong mắt khách hàng, tăng thêm số lượng khách hàng yêu mến và trung thành với sản phẩm của bạn.
Tập trung và tập trung vào phát triển mài giũa sản phẩm. (Cá nhân mình cũng luôn khuyến khích startup ưu tiên vào phần này)
Gấp đôi hoặc gấp 3 bình thường danh sách nhà đầu tư tiếp cận cho gọi vốn, lịch hoạt các kênh tiếp cận.
Tiếp cận và "nuôi dưỡng" mối quan hệ với nhà đầu tư.
Giữ mối quan hệ thường xuyên với nhà đầu tư bằng Monthly update ( Nên update nhà đầu tư những thông tin cơ bản như Highlight recent wins, KPI table, next plan của startup bạn)
Nếu như 6 hack gọi vốn trên là những thứ doanh nghiệp bạn đã biết và thực hiện từ ngay những ngày đầu của Covid-19, thì đây là bài viết chia sẻ nâng cao hơn từ nhà sáng lập quỹ đầu tư Genesia Ventures- Soichi Tajima bên mình, được đưa lên trang Vietcetera.
Takeaways: 3 nhân tố quan trọng cho startup gọi vốn thành công Series A
Tiếp cận thị trường tiềm năng ( nhà đầu tư sẽ phân tích kĩ quy mô thị trường, Trend của thị trường, tình hình cạnh tranh, nhu cầu thực sự của khách hàng)
Đội ngũ lãnh đạo mạnh ( nhà đầu tư sẽ nhìn vào khả năng Execution- thực hiện biến những ý tưởng và giả thiết kinh doanh sang thực tế, Kinh nghiệm liên quan trước đó, Tốc độ và chất lượng cao trong việc trao đổi với nhà đầu tư, Mức độ chi tiết cụ thể trong kế hoạch kinh doanh , Thậm chí là khả năng tạo áp lực ra quyết định nhanh tới nhà đầu tư)
Khả năng cho thấy "multi-layered assets" - tài sản đa lớp làm nên giá trị startup
Dưới đây là bảng tóm tắt đầy đủ các nhân tố cấu thành nên giá trị startup của bạn. Các nhà đầu tư sẽ đánh giá tổng hợp các giá trị này, chứ không dựa trên một yếu tố rời rạc nào, để đưa ra quyết định cuối cùng.
Mình sẽ đại diện quỹ đầu tư Genesia Ventures tham gia làm panelist trong buổi hội thảo trực tuyến với đề tài "Những Bình Thường Mới của Gọi Vốn" trong khuôn khổ trương chình khởi nghiệp K-Startup Grand Challenge 2020 Asia.
Tham gia hội thảo các bạn có thể cập nhật được những xu hướng "bình thường mới" trong gọi vốn, tham khảo góc nhìn đánh giá thị trường từ các nhà đầu tư châu Á khác nhau. Thời gian hội thảo từ 3-5pm thứ 4, ngày 10/6/2020 tới. Các bạn quan tâm có thể đăng kí tham gia và gửi câu hỏi tới các nhà đầu tư ở đây nhé!
5/ Bền bỉ là một đức tính có thể học được như thế nào? (by Spiderum)
Takeaways:
Chỉ khi bạn phải đối mặt với trở ngại, áp lực, và các mối nguy khác từ môi trường bên ngoài, thì sự bền bỉ, hoặc sự thiếu bền bỉ, mới bộc lộ: Liệu bạn sẽ buông xuôi hay vượt qua?
“Chúng ta có thể trở nên kém bền bỉ, hoặc có xu hướng trở nên kém bền bỉ”, tất cả là phải học để có được.
Theo phân tích cho thấy:
Những đứa trẻ đó tự chủ và độc lập, chịu tìm tòi những trải nghiệm mới, và có “thiên hướng xã hội tích cực”. “Dù không có năng khiếu đặc biệt, những đứa trẻ này sử dụng hiệu quả bất cứ kỹ năng nào chúng có”
Những đứa trẻ bền bỉ có được một thứ mà các nhà tâm lý học gọi là “tiêu điểm kiểm soát bên trong” (internal locus of control: tin vào bản thân, không đổ lỗi cho hoàn cảnh)
Đây là một bài viết khá dài phân tích tính bền bỉ theo hướng nghiên cứu khoa học, và cũng hơi khó đọc chút xíu. Nhưng mình cũng dành thời gian để đọc hiểu cũng là để tăng thêm động lực để mình kiên trì viết những bài blog chia sẻ hằng ngày tới các bạn như thế này. Thực sự mình luôn cảm thấy một trong những điểm yếu của bản thân từ trước tới nay là thiếu tính bền bỉ, hay chọn những cái fun và easy để làm trước, những cái khó để sau, để rồi cuối cùng không đủ thời gian, kiên trì với nó rồi dẫn đến tâm lý từ bỏ. Việc duy trì blog zunzunstartups.com này cũng vậy. Có một khoảng thời gian 6 tháng mình không viết được gì, viết rồi cũng không dám publish chia sẻ ra, vì mình mang tâm lý thiếu tự tin vào năng lực viết và kiến thức nông cạn của bản thân. Cho đến một ngày kia, sếp của mình đã tạo ra một cú hích gây "sang chấn tâm lý" cho mình, khiến mình đưa mình vào một khung áp lực tích cực, đó là tạo ra thử thách mỗi ngày đều chăm chỉ kiên trì viết blog chia sẻ những điều đã học, đã trải nghiệm của bản thân. Việc bền bỉ kiên trì từ những điều nhỏ bé này, đều đặn từng ngày một, sẽ giúp mình tăng khả năng truyền đạt, tích cực học hỏi để chia sẻ hơn nữa, vì mọi người cũng chính là vì bản thân mình đều tốt lên. Mình sẽ cố gắng viết chia sẻ mỗi ngày, hi vọng nhận được sự ủng hộ subscribe và đón đọc của mọi người nhé!
Công nhận em ạ. Chúc em luôn giàu năng lượng và sự bền bỉ để “chạy bền” và “tăng tốc” với startup của mình nhé!
Team em cũng làm với nhau một năm, cũng rất nhiều lần oải. E thấy cần nhất là người đứng đầu phải rất bền bỉ, thì mới kéo tinh thần ae lên được. Cứ mỗi lần leader bị down là cả team trùng hẳn xuống. Thế nên người ta hay gọi là nhạc trưởng :D