Xin chào các bạn, đến hẹn lại lên, hãy catchup với mình ngày hôm nay với những nội dung sau đây nhé!
Nội dung:
1/ Great Article of the day: The Hierarchy of Marketplaces (Level 1)
2/ Startup Lesson of the day: Goals for Startup Exit
3/ Inspiration of the day: What is your Happiness as a Founder?
1/ Great Article of the day
Đây là bài viết của cô Sarah Tavel- General Partner của quỹ đầu tư BenchMark, một trong những quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, đã từng đầu tư vào các startup thành công như eBay, Dropbox, Twitter, Uber, Snapchat, Instagram.
Cô đã đề xuất "Hierarchy of Marketplace Framework" như hình bên dưới, khuyến khích các nhà sáng lập sử dụng nó để xây dựng sản phẩm cho mô hình Marketplace, phát triển bền vững trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt "Winner takes all or Winner takes almost" (Người chiến thắng lấy hết hoặc gần hết thị phần)
Framework này được chia ra thành 3 cấp bậc theo thứ tự từ 1 →3, ở mỗi cấp bậc có các mục tiêu các khác nhau.
Trong bài viết này, cô Sarah tập trung vào cấp bậc đầu tiên là cấp 1: Kickstart, với mục tiêu không phải là để tăng nhiều giao dịch (transaction) nhiều nhất có thể, mà là để tạo ra nhiều "Hạnh phúc có ý nghĩa" tới khách hàng hơn bất cứ đối thủ nào trên thị trường.
Trên đây là case study cho thấy cách mà Uber đã thắng được các hãng Taxi truyền thống, mặc dù họ có những lợi thế lớn về supply, quy mô giao dịch, và thói quen đi taxi hình thành từ lâu của khách hàng.
Lý do mà Uber thắng Taxi truyền thống là, khách hàng và đối tác lái xe lựa chọn Uber, họ chọn không phải vì Uber là công ty lớn, mà chính Uber khiến họ thấy happy hơn bất cứ dịch vụ thay thế nào khác trên thị trường. Uber đã khiến kì vọng của khách hàng được đáp ứng và thậm chí vượt xa cả kì vọng tại thời điểm xuất hiện trên thị trường, bằng việc mang lại trải nghiệm di chuyển tốt hơn, tiện lợi hơn, tiết kiệm chi phí hơn so với các dịch vụ thay thế khác như Taxi truyền thống.
Focus you on quality growth over vanity growth.
Cô Sarah cũng chỉ ra một thực tế ở các startup Marketplace hiện nay thường tập trung vào các con số giao dịch, bằng với việc đặt ra các KPI quan trọng nhất là GMV (Gross Merchandise Value/ Volume: Tổng giá trị giao dịch). Nhưng sự thành công thực sự của startup Marketplace nằm ở khả năng mang lại nhiều sự hài lòng, niềm hạnh phúc ở mỗi giao dịch cho khách hàng hơn bất cứ đối thủ nào. Việc nhận thức được điều này, sẽ khiến startup tập trung vào tăng trưởng "chất lượng" hơn là sự tăng trưởng phù phiếm.
By pursuing happiness, you’ll achieve growth. But not vice-versa.
Việc theo đuổi mang lại sự hài lòng/hạnh phúc cho khách hàng, startup bạn sẽ tăng trưởng. Điều này không đúng với vế ngược lại.
Vậy đâu là thước đo cho thấy startup của bạn đã tạo ra hạnh phúc và sự hài lòng cho khách hàng?
Câu trả lời nằm ở Net Revenue Retention (tỉ lệ duy trì sử dụng sản phẩm) của khách hàng.
Casey Winters- Giám đốc phát triển sản phẩm của Eventbrite có nhận định: "Bạn sẽ nhận ra khách hàng của mình hạnh phúc, không phải khi họ dừng phàn nàn, mà là khi họ dừng việc rời khỏi bạn". Có nghĩa là sản phẩm của bạn đạt được MVH (Minimum Viable Happiness: tính khả thi sản phẩm mang lại hạnh phúc tối thiểu cho khách hàng), là một mục tiêu lớn lao hơn nhiều mục tiêu MVP (Minimum Viable Product: Sản phẩm khả thi tối thiểu)
Có một điều cần chú ý ở đây là sự kì vọng và niềm hạnh phúc của khách hàng luôn thay đổi theo chiều hướng cao hơn, vì vậy sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng cần phải cải tiến thay đổi tốt hơn sản phẩm trước đó khi đạt được MVH (Minimum Viable Happiness: tính khả thi sản phẩm mang lại hạnh phúc tối thiểu cho khách hàng)
Ở Daily Blog tiếp theo, mình sẽ chia sẻ tiếp cấp bậc thứ 2 trong "Hierarchy of Marketplace Framework" là TIP: Identify and Maximize Tipping Loops (Xác định và tối đa hóa các vòng lặp mở rộng hạnh phúc tới khách hàng).
Các bạn quan tâm, xin hãy subscribe Daily Blog của mình để được gửi thông báo sớm nhất nhé!
2/ Startup Lesson of the day: Goals for Exit
Hôm nay mình có cơ hội được ăn trưa với hai đồng sáng lập trẻ của một startup cũng còn khá trẻ. Khi mình hỏi các bạn ấy về mục tiêu exit (lối ra) cho startup của các bạn ấy là gì, thì mình nhận được câu trả lời là: "Được M&A có lẽ là mục tiêu thực tế nhất cho startup mình". Mục tiêu đó có thể đúng, nhưng không khiến mình cảm thấy đủ.
Trên thực tế có 3 cách chính để giúp startup có thể tìm thấy lối ra cho mình:
1/ Startup bạn được mua bởi một công ty khác (M&A) để lấy tiền mặt hoặc cổ phiếu trong công ty đó.
2/ Bạn giữ công ty startup đó lại vì nó sinh lãi cao, có nhiều tiền mặt và bạn sẽ trả cổ tức / lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
3/ Startup bạn lên sàn chứng khoán (IPO). Bạn và các nhà đầu tư có cổ phiếu thanh khoản có thể bán ra để nhận lại tiền mặt.
Trên thực tế, tỉ lệ các startup tìm ra được 1 trong 3 lối ra trên còn rất thấp, và nếu có lối ra thì, lối ra M&A chắc chắn nhiều hơn lối ra IPO. Vì vậy câu trả lời trên của bạn Founder có thể đúng và thực tế.
Nhưng mình cảm thấy chưa "đã" và "đủ" là vì mình có đồng ý kiến với bài tweet của anh Singh đến từ quỹ Sequoia Capital như dưới đây:
Có nghĩa là nếu từ đầu bạn chỉ đặt mục tiêu làm startup chỉ để bán, thì cuối cùng startup đó sẽ khó có thể đạt được đủ tầm để bán. Nhưng nếu bạn đặt mục tiêu "tham vọng" hơn làm startup vì thực sự muốn làm, vì đam mê, vì tầm nhìn/sứ mệnh đặt trong sản phẩm đó, thì đến cuối cùng, startup của bạn sẽ đạt tầm để bán, (theo mình còn có thể đạt tầm để IPO và còn hơn thế nữa)
3/ Inspiration of the day: Happiness as a Founder
Happiness is different from pleasure. Happiness has something to do with struggling and enduring and accomplishing.
– George Sheehan –
Là một nhà sáng lập startup, mỗi ngày bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách, bạn luôn bận rộn, phải hi sinh nhiều thứ để tập trung vào phát triển công ty. Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy mình bị Burn Out (Trạng thái kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần).
Thế nhưng, điều gì vẫn luôn thôi thúc bạn thức dậy mỗi sáng, tiếp tục hành trình khởi nghiệp mình?
- Khách hàng của bạn? Sứ mệnh startup của bạn? hay là nhân viên của bạn đang cần bạn trả lương?
Và đâu là niềm hạnh phúc thực sự của bạn? Khi bạn nhìn thấy khách hàng và nhân viên của bạn hạnh phúc?
Mình rất thích câu nói của George Sheehan ở trên về khái niệm hạnh phúc:
Hạnh phúc là thứ mình có được khi phải đấu tranh, chịu đựng, bền bỉ cho tới ngày đạt được điều mà mình mong muốn.
Hi vọng các bạn sau khi đọc được Daily Blog này của mình cũng sẽ tìm ra được mục tiêu cho hạnh phúc, và động lực tiếp tục phấn đấu để đạt được hạnh phúc đó nhé!
Xin cám ơn các bạn đã kiên nhẫn dành thời gian Catchup với mình qua bài Daily Blog ngày hôm nay nhé!
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào ngày mai!
Comments