top of page
Tìm kiếm

#3: Daily Catchup with Zun

Xin chào các bạn! Hôm nay là thứ hai ngày 8 tháng 6 năm 2020. Các bạn đã có một ngày thế nào? Mình đã có một ngày thứ 2 khá bận rộn, nên mình đã viết bài blog và chia sẻ tới các bạn hơi muộn. Nhưng hi vọng mọi người vẫn kịp Daily Catch-up with Zun cho hôm nay nhé!

Và dưới đây là những nội dung hôm nay mình muốn chia sẻ tới các bạn:



Bài báo trên Deal Street Asia đã chia sẻ các casestudy startup đã linh hoạt thay đổi ra sao sản phẩm dịch vụ kinh doanh của họ trong mùa Covid 19. Trong các casestudy đó mình đặc biệt ấn tượng với 3 startup sau đây:

  • Hotelogix: Cung cấp phần mềm quản lý PMS (Property Management System) cho các bên cung cấp dịch vụ lưu trú như khách sạn, resort, chủ nhà Homestay... Khỏi nói cũng đủ biết để biết họ cũng gặp khó khăn bán sản phẩm và duy trì tập khách hàng của họ lúc này. Không dùng thời gian vào việc nản chí, họ đã tập trung thời gian lúc này để phát triển sản phẩm với những tính tăng mới dự đoán sẽ phù hợp hậu Covid-19 như là tính năng Checkin không chạm " contactless check-ins" để hạn chế tương tác giữa người thuê và chủ cơ sở lưu trú.


  • Công ty Worxogo cung cấp phần mềm hỗ trợ năng suất làm việc của nhân viên (employee performance improvement) với sản phẩm chủ đạo là "huấn luận viên cá nhân cho mỗi nhân viên" tên là Mie-có tích hợp AI. Trong đợt dịch này họ đã phát triển thêm tính năng dành cho nhân viên làm việc từ xa và từ nhà (remote working behaviour module), hỗ trợ họ luôn có thể duy trì được động lực và thành quả làm việc tốt.


  • StoreHub : Là công ty cung cấp giải pháp phần mềm quản lý POS cho các nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, đã đang phục vụ khoảng 13,000 khách hàng khắp Đông Nam Á. Trong mùa dịch Covdi-19, nhận thấy những khó khăn của khách hàng của mình, StoreHub đã tung ra ứng dụng Beep Delivery kết nối với phần mềm quản lý POS sẵn của họ, nhằm hỗ trợ cho khách hàng của họ mở rộng kênh bán online và giao đồ ăn. Beep Delivery được cho là lấy comission (tiền hoa hồng trên mỗi giao dịch) ít hơn các công ty Food Delivery khác. Đây là cách họ linh hoạt nhanh chóng ứng phó giữa mùa dịch, không chỉ là một cách tăng thêm doanh thu cho họ, mà còn là cách họ nỗ lực hỗ trợ khách hàng và duy trì tập khách hàng sử dụng sản phẩm của StoreHub trong lúc khó khăn. Ở Việt Nam, nói về phần mềm quản lý POS thì có KiotViệt, Ocha, iPOS, gần đây có LOOP. Theo quan sát cá nhân mình, thì thấy Ocha có liên kết với Now Delivery, hỗ trợ cửa hàng bán online và giao đồ order. Ngoài ra, có LOOP, cũng linh hoạt tung ra sản phẩm PEKO eShop hỗ trợ cửa hàng F&B chuyển dịch kinh doanh sang online, bằng xây dựng một website bán hàng riêng với chi phí thấp và tăng thêm doanh thu cho cửa hàng.


Takeaways:

  • Grab tung ra dịch vụ mới B2B marketplace tên là Grab Merchant nhằm hỗ trợ các cửa hàng và doanh nghiệp SMEs có thể tìm nhà cung cấp sỉ, các dịch vụ quảng cáo,... nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho họ. Đây là dịch vụ nằm trong hệ sinh thái nhất quán của Grab, Grab Merchant cũng sẽ liên kết với GrabPay cung cấp các dịch vụ tài chính cho các cửa hàng và doanh nghiệp.


Theo như mình quan sát trên website của Grab Việt Nam, được cập nhật ngày hôm nay là GrabMerchant sẽ là tên mới thay cho tên cũ là GrabFood Merchant, với cung cấp những công cụ quản lý (như hình bên dưới) cho các Merchant (cửa hàng) sử dụng dịch vụ Grab Food, hay GrabMart, hiện nay chưa có bao gồm tính năng B2B marketplace như bài báo trên chia sẻ, dành cho thị trường Việt Nam. Có thể Grab sẽ thử nghiệm tính năng này ở Singapore trước, sau đó có thể sẽ triển khai ở Việt Nam.






Mình có trao đổi với Founder của Kamereo là Taku Tanaka ngay sau khi nhận được tin này, thì anh cho rằng anh không bất ngờ, sớm muộn gì Grab cũng sẽ triển khai B2B marketplace ở Việt Nam, trong đó có thể hỗ trợ các Merchant tìm nhà cung cấp sỉ, giống với một trong những dịch vụ mà Kamereo đang cung cấp. Sẽ rất tốt cho thị trường trường F&B ở Việt Nam có thêm một player cùng vào để educate thị trường F&B này. Nhưng sự khác biệt lớn giữa 2 bên ở đây đó là cách Grab làm B2B marketplace ở GrabMerchant này sẽ light-asset như là một middlemen người ở giữa kết nối Merchant và Wholesale Supplier (nhà cung cấp sỉ nguyên liệu) và tận dụng mạng lưới lái xe logistic sẵn có của Grab, mà không vào sâu mảng vận hành phức tạp đặc thù của B2B marketplace như trang bị nhà kho inventory hay Fulfillment Center riêng.



TechinAsia hay cập nhật nhưng tin về Startup funding lists như thế này ở thị trường các nước khác nhau ở Đông Nam Á, Ấn Độ hay Trung Quốc. Theo như list top 15 công ty startup nhận được nhiều vốn đầu tư nhất ở Việt Nam thì có 2 công ty mà quỹ mình- Genesia Ventures đầu tư là Luxstay vào top 8 với $7.5M và BuyMed vào top 15 với $3M tiền đầu tư. Đứng đầu top list là VNPay với 300M$.

Nhưng thực sự với góc nhìn của một nhà đầu tư, mình thường không "mặn mà" lắm với những tin như thế này với những lý do sau:

  • Có nhiều startup mà mình biết ở Việt Nam không công bố số tiền nhận đầu tư cụ thể ra báo chí nên dù thực tế họ nhận được nhiều tiền đầu tư hơn nhiều startup trong top 15 này nhưng không có trong danh sách (như Tiki không có trong danh sách này??)

  • Công thức " Nhận được nhiều đầu tiền đầu tư = Thành công" đã không còn đúng với giai đoạn "Bình thường mới" sau nhiều cú ngã ngựa gần đây của startup trong và ngoài nước. Ví dụ trong danh sách top 15 trên cũng có Leflair vừa mới tuyên bố dừng hoạt động vào tháng 3 vừa qua.

  • Mình quan tâm hơn tới điều kiện đầu tư cụ thể là gọi bao nhiêu tiền đầu tư đổi lại lấy bao nhiêu phần trăm cổ phần startup, bởi nhà đầu tư nào, hơn là chỉ con số tiền đầu tư lớn bao nhiêu đơn thuần. Cá nhân mình sẽ thích công ty nào mà cân bằng được số tiền gọi vốn và số cổ phần đánh đổi cho một chiến lược phát triển đường dài hơn.


Trên đây là nội dung Daily Catchup with Zun ngày hôm nay (tại thời điểm publish đã sang ngày mới:)). Giờ thì chúc các bạn ngủ ngon, nạp thêm nhiều năng lượng cho ngày mai nhé!

Hẹn gặp lại các bạn vào ngày mai!

留言


bottom of page