top of page
Tìm kiếm

#11: Daily Catchup with Zun: Scale Happiness-focused Loops, YC Startup School Relaunching

Xin chào cả nhà! Chào mừng quay trở lại với Daily Blog: Daily Catchup with Zun ngày hôm nay. Như mình đã đề cập ở Daily Blog hôm qua, hôm nay mình sẽ tiếp tục chia sẻ phần 2 của bài viết : Hierarchy of Marketplaces và thông tin cập nhật từ YC Startup School tới các bạn, với những nội dung dưới đây nhé!


1/ Good Blog of the day: Hierarchy of Marketplaces — Level 2: Scale Happiness-focused Loops

(Tham khảo chi tiết: Ở đây) Ở bài Daily Blog trước mình có chia sẻ về Level 1: Kickstart- “Minimum Viable Happiness”, trong Hierarchy of Marketplaces do cô Sarah Tavel viết. Level 1 nhấn mạnh hành trình theo đuổi không ngừng nghỉ Happiness- trải nghiệm hạnh phúc dành cho khách hàng là chìa khoá then chốt (mà không phải là GMV) giúp cho mô hình Marketplace phát triển bền vững. Đến Level 2 này, là lúc nhân rộng vòng lặp Happiness đó, đòi hỏi Marketplace cần phải tìm ra cách có hệ thống và có thể mở rộng để tạo ra càng nhiều trải nghiệm tốt và tốt hơn nữa tới khách hàng.


Có 2 loại vòng lặp có liên kết chặt chẽ với nhau đó là:

  • Vòng lặp Happiness giúp công ty bạn grow

  • Vòng lặp duy trì Happiness giúp công ty bạn grow hơn nữa.

Thời điểm startup bạn chạm tới điểm để tạo vòng lặp Happiness đó là Tipping- Điểm bùng phát, ở đó bạn sẽ chứng kiến khách hàng tiếp tục dùng sản phẩm, số lượng giao dịch gia tăng, các khách hàng mới tới với sản phẩm của bạn qua kênh trực tiếp (organically) hơn là qua kênh quảng cáo trả tiền. Chạm tới điểm bùng phát này, cho thấy bạn đã sẵn sàng cho một vòng lặp lại mang tính tiếp diễn và mở rộng.




Vòng lặp Happiness phát triển này có những ý nghĩa quan trọng cho startup của bạn như sau:

  • Giảm chi phí thu hút khách hàng, đối tác: do họ có trải nghiệm tốt với sản phẩm, dịch vụ của bạn, nên họ sẽ tích cực giới thiệu với bạn bè, đối tác của họ.

  • Giúp khách hàng của bạn ngày càng có nhiều Happiness và trải nghiệm tốt hơn nữa với sản phẩm của bạn, và đó là lý do họ sẽ lại tiếp tục quay trở lại sử dụng.

  • Giúp startup bạn scale, mở rộng gia tăng khách hàng mà không làm giảm đi trải nghiệm cho mỗi khách hàng.


Vì vậy bạn cần tìm ra và tối đa hoá vòng lặp Happiness này. Như ở hình trên đưa ra ví dụ cách mà Airbnb tìm ra vòng lặp quan trọng đó: Chứng nhận Super Host cho chủ nhà Chứng nhận Super Host đã tạo ra đà tích cực tiến vào vòng lặp Happiness cho cả 2 bên: Khách hàng- Chủ nhà, theo cơ chế như sau:

  • Đầu tiên, nó tạo ra tiêu chuẩn rõ ràng cho các chủ nhà, để họ có động lực mang tới trải nghiệm tốt cho khách hàng tới ở căn hộ của họ.

  • Tiếp theo, nó tạo ra cơ chế thưởng-phạt rõ ràng cho chủ nhà. Nếu chủ nhà nhận được chứng nhận Super Host, họ sẽ nhận được nhiều giá trị hơn trên Airbnb (được nhiều khách hàng chọn hơn). Nhưng một khi họ mang tới trải nghiệm kém, họ sẽ bị khách hàng đánh giá (review) không tốt, từ đó họ sẽ đánh mất nhiều giá trị trên Airbnb. Có thể nói, đây là cơ chế ưu việt tạo động lực cho chủ nhà ở lại với Airbnb để duy trì chứng nhận Super Host ấy.

  • Từ nỗ lực đó của Super Host, khách hàng có nhiều sự lựa chọn và kết nối với chủ nhà tốt hơn dựa theo chứng nhận Super Host và những nhận xét (Review). Từ sự lựa chọn tốt, dẫn đến khách hàng cũng sẽ có trải nghiệm tốt khi sử dụng Airbnb.

Để tạo đà cho vòng tròn này được lặp lại đều đặn, Startup theo mô hình Marketplace cần phải tìm cách giảm những kết nối không tốt giữa 2 bên (demand: khách hàng và Supply: đối tác cung cấp dịch vụ, sản phẩm), bằng việc trả lời những câu hỏi quan trọng như ở trong hình trên.

Mặt khác, với mô hình Marketplace startup sẽ gặp 6 rào cản/cái bẫy để tìm điểm bùng phát để mở rộng vòng lặp Happiness này:

1) Bẫy burn tiền trong cạnh tranh Burn (trả tiền) để mua khách hàng sử dụng là một cái bẫy lớn đối với các startup Marketplace có trên 2 đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bạn trả tiền để mua khách hàng, có nghĩa là đối thủ của bạn cũng vậy. Đừng để khách hàng chỉ thấy Happiness khi họ được dùng dịch vụ của bạn miễn phí, nó là Happiness không bền vững. Bạn cần phải tìm cách bền vững hơn để mang lại Happiness cho khách hàng qua giá trị thật của sản phẩm, dịch vụ của bạn.

2) Khi chọn thị trường có tính phân mảnh thấp (ở các mặt: Supply hoặc Demand). Nếu thị trường vốn đã tập trung cao độ, thì khó cho mô hình Marketplace đạt được điểm bùng phát do nhu cầu kết nối thông qua nền tảng của bạn không quá cao.

3) Sự mất cân bằng của 2 bên: Demand (người sử dụng) và Supply (bên cung cấp). Mô hình Marketplace đòi hỏi sự cân bằng ở quyền lợi được win-win của 2 bên khi kết nối. Nếu chỉ một trong 2 bên cảm thấy ko win, không happy thì họ sẽ rời khỏi nền tảng của bạn.

4) Quy chế pháp luật. Đây là nhân tố không thể bỏ qua đối với một Marketplace: nó có thể thúc đẩy cũng như có thể kìm hãm sự phát triển của startup nói chung và startup Marketplace nói riêng.

5) Tính "đồng chất" trong nhu cầu của người mua: Nếu như nhu cầu của khách hàng bạn chỉ cần những sản phẩm/dịch vụ cơ bản giống nhau mà bên cung cấp nào cũng có thể đáp ứng, thì tính kết nối trong Marketplace của bạn không tạo ra được Marginal Happiness (Hạnh phúc gia tăng) hay nói các khác là bạn không tạo ra được sự khác biệt quá lớn trong việc mang tới trải nghiệm khách hàng so với các đổi thủ khác.

6) Khi không có đủ khả năng thu hút được người mua (Buy-side). Rào cản này cũng tương tự như rào cản thứ 3, đó là nằm ở tính cân bằng trong nhu cầu (nhu cầu mua và nhu cầu cung ứng), đặc biệt là nhu cầu mua. Có nghĩa là nếu phía khách hàng mục tiêu của bạn không có nhu cầu quá nhiều, và đủ lớn để họ trả tiền cho dịch vụ kết nối trên Marketplace của bạn thì cho dù bạn có nền tảng, bạn có đủ bên cung ứng dịch vụ thì bạn cũng sẽ gặp trở ngại không tới được điểm bùng phát như kì vọng.

Trên đây là các nội dung quan trọng takeways cho phần 2 của bài blog của cô Sarah Tavel về xác định điểm bùng phát cùng với những rào cản của nó để tạo được vòng lặp Happiness cho khách hàng của startup Marketplace. Mình sẽ tiếp tục chia sẻ nội dung phần 3 của cô về: Dominate (Chiếm lĩnh thị trường) cho Marketplace ở Daily Blog tiếp theo nhé!


2/ Good Course of the day: YC Startup School Relaunching Free for Founders

Đây là thông báo vui mới nhất từ Y Combinator (YC)- Vườn ươm Startup nổi tiếng thế giới đã từng ươm tạo và đầu tư vào Stripe, Airbnb, DoorDash, Coinbase, Instacart, Dropbox,.., về việc họ mở cửa lại chương trình học Startup School trực tuyến cho tất cả các founder trên thế giới, và miễn phí.

(Tham khảo ở đây )




Các founder đăng kí tham gia có cơ hội được tiếp cận với những nội dung học phong phú về startup ở Curriculum và Library như hình trên, và có cơ hội tham gia vào cộng đồng hơn 100,000 các founder toàn cầu của YC. Ngoài ra, các founder còn được cấp chứng chỉ YC Startup School Certificate nếu như hoàn thành cả 3 nội dung sau:

(1) Học hết các nội dung ở Startup School curriculum, (2) Tham gia ít nhất 1 lần thảo luận nhóm (weekly group session) (3) Hoàn thành update tiến trình phát triển startup của bạn trong 8 tuần liên tiếp.

Đây là chương trình chất lượng cao, mang tới cơ hội học tập có ý nghĩa đối với các nhà sáng lập ở Việt Nam mình được học hỏi, và cọ sát với các nhà sáng lập startup khác trên toàn thế giới, đồng thời để tìm kiếm và duy trì động lực phát triển startup của mình. Các bạn quan tâm có thể tham khảo thêm và đăng kí ở đường link này nhé!

Xin cám ơn các bạn đã kiên nhẫn dành thời gian Catchup với mình qua bài Daily Blog ngày hôm nay nhé!


Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào ngày mai!


bottom of page