top of page
Tìm kiếm

#15: Daily Catchup with Zun: To be a Good VC to be Chosen by great founders

Xin chào các bạn!

Đến hẹn lại lên, hôm nay hãy catchup cùng mình với những nội dung dưới đây nhé!


Ngày 7/7 vừa qua, theo trang DealstreetAsia đưa tin, một trong những quỹ đầu tư hàng đầu quốc tế là Sequoia Capital vừa mới gây quỹ thành công với 2 fund (quỹ) mới với tổng số tiền là 1.35 tỉ USD, dành riêng cho thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á. Trong đó, ngân sách số vốn đầu tư dành cho riêng thị trường Đông Nam Á chiếm 20~30%. Hiện nay, Sequoia một trong những quỹ hiếm hoi ở thị trường những nước đang phát triển này có các quỹ đầu tư phủ rộng hết các stage (giai đoạn) của startup: Giai đoạn Seed (Nổi tiếng với chương trình Surge với ngân sách là 200 triệu USD từ năm 2018), với lần gây quỹ 1.35 tỉ USD lần này sẽ bổ sung tiếp giai đoạn Venture (với ngân sách là 525 triệu USD), và giai đoạn Growth (với ngân sách là 825 triệu USD).

Đầu tiên, khi mình đọc được tin này, mình cảm thấy mừng. Mừng cho cả Sequoia Capital và mừng cho cả hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á trong đó có Việt Nam mình.

Với một quỹ đầu tư, có thể đầu tư vào startup ở hết các giai đoạn, đi theo và hỗ trợ doanh nghiệp từ những ngày đầu tiên tới ngày thành công, trong một khoảng thời gian dài với một nguồn lực hỗ trợ dồi dào như vậy quả là không phải quỹ đầu tư nào cũng có thể làm được. Đúng là chỉ có những quỹ đầu tư hàng đầu như Sequoia mới có thể tập hợp gây quỹ được một lượng tiền đầu tư 1.35 tỉ USD lớn như vậy. Xin chúc mừng Sequoia!

Bản thân ở quỹ đầu tư Genesia Ventures mình đã từng cùng đầu tư với Sequoia ở thị trường Indonesia 2 startup (QoalaBobobox), và ở Việt Nam cùng đầu tư vào 1 startup (BuyMed). Điều đầu tiên mình cảm nhận được đó chính là sự chuyên nghiệp và sự ưu tú ở mỗi nhà đầu tư tại quỹ Sequoia. Ngoài ra, họ hỗ trợ các startup rất nhiều từ vòng Seed thông qua chương trình Surge, để training các startup những điều căn bản nhưng vô cùng quan trọng mà hay bị bỏ lỡ ở những startup giai đoạn sơ khai, đó là định hướng xây dựng tổ chức, văn hoá công ty có thể mở rộng (scalabe), với tầm nhìn và sứ mệnh lớn lao, đầy tham vọng. Vì vậy, việc Sequoia ra tăng hoạt động đầu tư startup ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đó là một tin vui cho các startup Việt Nam mình, để có được thêm cơ hội đầu tư và hỗ trợ chuyên nghiệp từ một trong những nhà đầu tư hàng đầu thế giới này.


Sau khi cảm thấy mừng với 2 điều trên, thì tiếp theo, mình cảm thấy "áp lực một cách tích cực", có nhiều động lực phấn đấu để trở thành nhà đầu tư tốt hơn nữa. Theo như trang The Leader đưa tin với tựa đề: "Quỹ đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam tăng 'nóng'

có chia sẻ, trong năm 2019, có 61 quỹ đầu tư, phần lớn là nước ngoài, có hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, tăng 50% so với năm 2018. Cùng với đó, theo báo cáo của quỹ đầu tư ESP Capital và Cento Ventures cho thấy, Việt Nam vươn lên đứng thứ 3 trong số các quốc gia ASEAN về tốc độ tăng trưởng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, chỉ sau Indonesia và Singapore; lượng vốn đầu tư mạo hiểm tăng từ 5% năm 2018 lên 17% năm 2019 trong tổng vốn đầu tư cho startup ở khu vực. Ngoài ra tổng số vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2019 đạt 851 triệu USD. Trong nửa đầu năm 2020, mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp và gây ra khó khăn chung cho tình hình gọi vốn khởi nghiệp toàn cầu, ở Việt Nam con số này đạt 184 triệu USD với 28 thương vụ mới được thực hiện. Ngày càng nhiều nhà đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài nước, lạc quan vào tiềm năng phát triển vượt bậc của Việt Nam, và gia tăng hoạt động đầu tư startup ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, các startup có nhiều sự lựa chọn nhà đầu tư hơn, và các nhà đầu tư phải nỗ lực tốt hơn nữa để...được CHỌN.


Nói đến việc quỹ đầu tư phải nỗ lực hơn để được nhà sáng lập lựa chọn đồng hành, đó là việc nghe tưởng như là "xa xỉ" hiện nay, nhưng ở quỹ đầu tư Genesia Ventures mình đã chứng kiến điều đó xảy ra ở thị trường Nhật Bản và Indonesia. Ở đó, hệ sinh thái khởi nghiệp của họ phát triển hơn cả về số lượng và chất lượng, của cả startup lẫn nhà đầu tư khởi nghiệp. Vì vậy, sự cạnh tranh để được chọn diễn ra mạnh mẽ hơn. Genesia Ventures còn có mục tiêu cụ thể là trở thành VC được chọn bởi top 5% nhà sáng lập xuất sắc nhất.

Bởi trên thực tế, theo quỹ đầu tư z16z có chia sẻ "The VC Power Law Curve" thì chỉ 6% thương vụ đầu tư là Đại thành công mang tới 60% lợi nhuận thu về. Vì các nhà đầu tư luôn luôn phải tìm ra và big bet (cá cược lớn) vào "6%" thương vụ đó. Và như mình đã chia sẻ ở những bài Blog trước về top 7 điều quan trọng để đánh giá startup tiềm năng, thì càng ở giai đoạn early stage, yếu tố Team: Con người, đội ngũ sáng lập chiếm tỉ lệ càng cao. Vì Team càng xuất sắc ban đầu thì các yếu tố khác như chiến lược kinh doanh, tìm ra sản phẩm phù hợp với thị trường,.. đều có thể được điều chỉnh, thực hiện tốt về sau.




Vì vậy, để có thể đạt được mục tiêu: là VC được chọn bởi top 5% nhà sáng lập xuất sắc nhất, ở Genesia Ventures mình phải luôn nỗ lực để trở thành một VC tốt, tốt hơn nữa.


Gần đây mình có đọc được bài blog của Partner Christoph Janz ở quỹ đầu tư Point Nine Capital, có viết chia sẻ về "Good VCs, bad VCs" mà mình cảm thấy rất hay và tâm đắc, coi đó là kim chỉ nam để mình cũng như Genesia Ventures phấn đấu trở thành một VC được công nhận là Good VC.


Dưới đây là những nội dung quan trọng, mình xin được lược dịch để chia sẻ tới các bạn:


  • Một VC tốt là luôn "có mặt" mọi lúc đồng hành với startup của họ 24/7. Khi nhà sáng lập cần, VC có thể xắn tay áo lên làm mọi thứ để giúp đỡ: từ làm nhà tuyển dụng nhân tài cho startup, thỉnh thoảng làm "chuột bạch" (beta tester) trải nghiệm sản phẩm mới của startup, rồi làm cố vấn cá nhân cho nhà sáng lập mỗi khi họ cần lời khuyên cho startup của họ.

  • Một VC tốt là họ luôn không chỉ đáp ứng hỗ trợ theo những yêu cầu của nhà sáng lập, mà VC đó còn hiểu những khó khăn thách thức của startup, và luôn luôn "đau đáu" tìm ra giải pháp giải quyết những khó khăn đó cho startup của mình.

  • Một VC tốt là tôn trọng và tin tưởng nhà sáng lập, không cố "run the show" kiểm soát startup thay nhà sáng lập. VC đó có thể đưa ra những lời khuyên, thông tin hữu ích cho nhà sáng lập, nhưng không cố gắng là bên ra quyết định thay cho nhà sáng lập.

  • Một VC tốt là VC không đầu tư vào hai hay nhiều công ty mà cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau. Thay vào đó, VC sẽ đầu tư "all-in " tập trung nguồn lực hỗ trợ vào một công ty startup mà họ đánh giá là tiềm năng nhất.

  • Một VC tốt biết rằng sự may mắn đóng vai trò lớn trong đầu tư. Nhưng VC đó cũng biết rằng họ phải liên tục chứng minh giá trị của mình và chứ không chỉ dựa vào những thành tích từ việc đầu tư vào startup trước đó. Một VC giỏi cũng không có một cái tôi lớn, là một người biết lắng nghe.

  • Một VC tốt nỗ lực xây dựng mối quan hệ đầu tư dài hạn với startup của họ. Họ luôn tối ưu hoá mối quan hệ cùng thắng win-win, để tối ưu hoá "runway" cho long run với startup.

  • Một VC tốt luôn cởi mở chia sẻ kiến thức của mình với các startup và nhà đầu tư khác, vì họ hiểu rằng cộng đồng đầu tư khởi nghiệp không phải là zero-sum game, phải cạnh tranh một mất một còn, mà là cùng thắng.


Trên đây là những điều quan trọng mình luôn nhắc nhở chính bản thân mình phải nỗ lực không ngừng để trau dồi thành một VC tốt thực sự, để được CHỌN bởi những nhà sáng lập xuất sắc nhất, để cùng hỗ trợ startup phát triển thành công. Và mình tin rằng ở Việt Nam sẽ rất nhanh thôi, hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ phát triển vượt bậc hơn, ở đó, các VC cũng cần phải nỗ lực để tốt hơn, tỉ lệ thuận với sự gia tăng cả số lượng và chất lượng của startup Việt Nam mình.


Xin cám ơn các bạn đã kiên nhẫn dành thời gian Catchup với mình qua bài Daily Blog ngày hôm nay nhé!


Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào ngày mai!


bottom of page