top of page
Tìm kiếm

#12: Daily Catchup with Zun: DOMINATE for Marketplace, Avoid Burn-Out, AWS Activate Offerings

Xin chào các bạn! Vừa qua mình đã có trận ốm (Burn Out) lớn nhất trong năm nay, khiến mình không thể viết Daily Blog để catchup với mọi người. Xin lỗi đã để các bạn phải chờ nhé!

Trận ốm này đã thay đổi trong mình suy nghĩ về sự CÂN BẰNG giữa công việc và sức khoẻ, tìm ra cho mình những lối sống và phong cách làm việc hiệu quả, bền vững hơn. Mình sẽ chia sẻ những điều đó tới các bạn cùng với những nội dung dưới đây, trong Daily Blog Come Back của mình ngày hôm nay:


1/ Good Blog of the day: Hierarchy of Marketplaces — Level 3: DOMINATE

2/ Good Lesson Learned of these days: How to Avoid Burning Out

3/ Good Offer of the day: AWS Activate Credits Offerings



1/ Good Blog of the day: Hierarchy of Marketplaces — Level 3


Ở hai bài Daily Blog trước mình có chia sẻ về Level 1: Kickstart- “Minimum Viable Happiness”,Level 2: Scale Happiness-focused Loops trong tập bài blog về Hierarchy of Marketplaces (Các cấp trong mô hình nền tảng giao dịch) do cô Sarah Tavel viết. Level 1 nhấn mạnh hành trình theo đuổi không ngừng nghỉ Happiness- trải nghiệm hạnh phúc dành cho khách hàng là chìa khoá then chốt (mà không phải là GMV) giúp cho mô hình Marketplace phát triển bền vững. Ở Level 2, là lúc nhân rộng vòng lặp Happiness đó, đòi hỏi Marketplace cần phải tìm ra điểm bùng phát (tipping point) một cách có hệ thống, để có thể mở rộng và tạo ra càng nhiều trải nghiệm tốt và tốt hơn nữa tới khách hàng. Tới Level 3 này, là lúc bạn chứng kiến Marketplace của mình đã có nhiều sự tăng trưởng organic (tự nhiên, không do marketing hay burn tiền để khách hàng dùng sản phẩm), và ghi nhận sự quay lại nền tảng để giao dịch nhiều hơn từ khách hàng của bạn. Nhưng tới đây, vẫn sớm để tuyên bố chiến thắng. Bạn cần: DOMINATE - thống trị thị trường, thắng lớn, trở thành số một và phải bỏ xa đối thủ ở vị trí thứ 2




it’s not just about being #1. It’s about being #1 by a lot.

Bạn có lý do cho tham vọng lớn trở thành số 1, đó là: bạn có thể sẽ thu về được nhiều lợi nhuận hơn, điều đó sẽ giúp bạn "Tái đầu tư" lợi nhuận vào bussiness của mình để nó phát triển hơn nữa và hơn nữa, đồng thời đi cùng với việc gia tăng quy mô, bạn sẽ cải thiện được chi phí trên mỗi giao dịch, điều này lại giúp bạn đạt được margin lớn hơn để bỏ xa đối thủ.





Ngoài ra, việc trở thành #1 và càng bỏ xa đối thủ #2 bao nhiêu, bạn càng chiếm lĩnh được tâm trí "top of mind" người dùng, không cần phải burn tiền để khách hàng sử dụng sản phẩm của mình, bạn sẽ có được biên lợi nhuận Margin cao hơn. Từ đó bạn có thêm nhiều nguồn lực và sự tự tin để mở rộng sang các thị trường khác. Mỗi thị trường bạn thắng, đều sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ và bỏ xa đối thủ hơn.


Nếu bạn là Marketplace địa phương, hãy tìm cách mở rộng sang nhiều thành phố nhất có thể. Còn nếu bạn là Marketplace khu vực, hãy tìm cách mở rộng sang nhiều đất nước lân cận. Bên cạnh đó, hãy tìm cách mở rộng dịch vụ, sản phẩm có liên quan dựa trên sản phẩm cốt lõi. Hình minh hoạ bên dưới đây, chỉ ra cách Uber mở rộng dịch vụ từ mức giá cao sang mức giá phải chăng hơn, hay Airbnb thì mở rộng từ tập khách hàng từ địa phương tới quốc tế. Nhưng cần lưu ý là việc mở rộng này vẫn cần được nhất quán với thương hiệu và sứ mệnh/tầm nhìn của bạn.





Dưới đây là một lời khuyên rất hay dành cho Marketplace khi đứng trong một cuộc chạy đua với trên 2 đối thủ, bạn là #1, đang chạy trước đối thủ #2 và các đối thủ khác.


Câu hỏi đặt ra là : bạn có đủ lớn hơn >2X (gấp đôi về doanh thu, hoặc số thị phần chiếm được) đối thủ lớn thứ 2 trong cuộc đua chưa?

Nếu câu trả lời là CHƯA thì nên tập trung vào nơi mình có thể thắng, tìm ra tập khách hàng phù hợp hơn, hay điều chỉnh dịch vụ phù hợp hơn với tập khách hàng mục tiêu, và hạn chế đốt tiền vào mua chuộc khách hàng dùng sản phẩm để chiếm nhiều hơn thị phần không thực tế.

Còn câu trả lời là CÓ thì chúc mừng bạn!! bạn có thể tiếp tục làm tốt việc gia tăng Happiness của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của bạn. Ngoài ra, bạn có thể mở rộng thị trường hay danh mục dịch vụ/sản phẩm của mình, và cố gắng tiếp tục trở thành winner trên mỗi thị trường bạn tới.




Khi mình viết bài chia sẻ này dựa trên bài blog của cô Sarah Tavel, mình đã suy nghĩ rất nhiều về các startup Marketplace của Việt Nam mình. Thực sự lên được Level 3 này là điều "xa xỉ" vì chưa có nhiều startup Việt Nam mình có thể làm được. Mà đa số là còn đang "lưng chừng" Level 1 hoặc 2, rồi còn "vật lộn" với các đối thủ ngoại xâm để chiếm lấy từng % thị phần. Nhưng thiết nghĩ chúng ta là startup đi lên từ địa phương, hơn ai hết ta thấu hiểu nhu cầu người Việt Nam ta, những dịch vụ thuần Việt do Marketplace Việt Nam có thể thắng các đổi thủ ngoại, nếu như ta từng bước, chậm mà chắc, có bài bản, từng bước từ Level 1: Tạo ra dịch vụ thực sự làm hài lòng tạo Happiness cho khách hàng, tới Level 2: Nhân bản và mở rộng vòng lặp Happiness cho khách hàng, và sẽ có lúc mình tới Level 3: Chiếm lĩnh thị trường, thắng lớn và vượt xa các đối thủ khác. Đừng mất kiên nhẫn, vội vàng đốt cháy giai đoạn bằng việc đốt tiền:

Go Slow to Go Fast

(Hãy đi chậm để đi nhanh hơn)



2/ Good Lesson Learned of these days:


Bốn ngày ốm vừa qua, nằm ở nhà, không làm việc được, khiến mình thấy thấm thía giá trị của việc có sức khoẻ, được làm những điều mình muốn và thấy có ích với mọi người. Mình đã đăng một status như sau trên Facebook, và rất vui vì nhận được nhiều lời động viên từ mọi người, trong đó có một câu mà khiến mình "đốt lửa" lại tinh thần chiến đấu của mình, như dưới đây:







Đây là câu nói phản ánh đúng thực tế của những người làm startup, họ "không cho phép mình được ốm", luôn luôn hừng hực chiến đấu từng ngày, vì nếu "họ dừng thì họ sẽ chết". Đó là một thực tế khắc nghiệt, lao động không ngừng nghỉ của giới startup. Thứ mà có lẽ là "nhiên liệu" cho các bạn ấy chạy, không là/phải là tiền, mà là sứ mệnh cùng với mọi tâm huyết đặt trong sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng của họ. Nhưng những điều đó có khi nào bị "cạn kiệt" do Burn Out ( hiện tượng mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần)? Thực tế là trong giới startup, Burn Out là hiện tượng thường xuyên xảy ra, đặc biệt là đối với các nhà sáng lập vì họ phải làm việc với cường độ cao dưới áp lực không tưởng. Vậy làm sao để ngăn chặn Burn Out xảy ra, hoặc nếu Burn Out có xảy ra thì làm thế nào để hồi phục nhanh chóng lại? Mình đã tìm hiểu về những điều này trong lúc ốm nằm nhà, dưới đây là những bài học mình có được:



  1. Take a Vacation: Cho mình một chuyến đi để Refresh

  2. Take Breaks: Chế độ ngủ nghỉ hợp lý để cơ thể phục hồi lại.

  3. Get a Good Nap: Dành ra khoảng 20 phút chợp mặt nghỉ trưa để đầu óc sảng khoái hơn.

  4. Stay Active: Tập luyện sức khoẻ. Giữ đầu óc và cơ thể thường xuyên ở chế độ được vận động, kích hoạt.

  5. Eat Right: Ăn uống khoa học điều độ, hạn chế bỏ bữa.

  6. Know Your Limit: Biết được giới hạn của bản thân, đừng cố quá thành quá cố.

  7. Get Help: Hãy mở cửa chào đón sự giúp đỡ từ những người khác, khi bạn thấy cần.

  8. Change Your Environment: Linh hoạt thay đổi môi trường làm việc trong ngày để duy trì hiệu quả.

  9. Find a Hobby: Tìm sở thích khác bên ngoài công việc. "Ngắt kết nối" tạm thời với công việc bằng những sở thích đó cũng là cách bạn Refresh lại tinh thần chiến đấu.

  10. Meditation: Thiền- để lắng đọng và suy nghĩ, tập trung vào những thứ quan trọng nhất với mình, và cũng là cách để giảm lo lắng stress trong công việc.

Ngoài ra, "stay connected" với những điều quan trọng trong cuộc sống như gia đình, bạn bè, bên cạnh công việc, những giây phút thư giãn trò chuyện với họ sẽ giúp bạn giảm căng thẳng của hiện tại, cũng là cách để bạn luôn giữ được sợi dây kết nối với mọi người.


Còn khi Burn Out xảy ra, thì việc đầu tiên là hãy thông báo với những người trong team bạn về tình trạng của mình, tạm giao việc cho người khác làm giúp đỡ mình.

Rồi tiếp theo hãy ngay và luôn:


Nghỉ ngơi- Thư giãn- Không làm gì- Cho tới khi bạn tìm lại niềm hứng khởi trong công việc và cuộc sống


Mình đã làm vậy trong 4 ngày qua: Ăn ngủ nghỉ điều độ hợp lý, dành nhiều thời gian nói chuyện với gia đình, đọc sách yêu thích, nấu ăn, xem chương trình giải trí, cho tới...hôm nay, khi mình đã cảm nhận trong mình, động lực và niềm hứng khởi trào dâng lại với công việc, với việc học và viết blog chia sẻ. Và các bạn biết không? Nếu được ví trạng thái của mình lúc này, mình sẽ ví nó là Miếng Bọt Biển - nó muốn "hút" hết mọi kiến thức, thông tin, bài học trong suốt 4 ngày qua nó bỏ lỡ, nó muốn "Catchup", "Say Hello" với tất cả mọi người nó không thể gặp được trong 4 ngày qua. Và nó giúp mình trở lại mạnh mẽ và bền bỉ hơn lần trước. Burn Out đã giúp mình RESET lại như thế đó.


Còn các bạn thì sao? hãy chia sẻ những trải nghiệm về cách bạn vượt qua Burn Out cho mình tham khảo với nhé!


3/ Good Offer of the day: AWS Activate Credits Offerings


Mình đã chính thức trở thành đối tác Scout cho AWS của Amazon Việt Nam. Với mong muốn, mình có thể ít nhiều hỗ trợ tất cả các startup ở Việt Nam mà mình có cơ hội được Catchup, bằng những phần quả nhỏ bé dưới đây:

  • 2 Năm sử dụng AWS Activate Credits trị giá $5,000

  • 1 Năm sử dụng dịch vụ chăm sóc AWS Business Support (lên tới $1,500)

  • Và 80 credits sử dụng dịch vụ self-paced labs của AWS


Mình sẽ gửi tặng tới tất cả các bạn sắp/mới làm startup khi Catchup với mình nhé! Hãy book lịch hẹn Catchup với mình, ở đây nhé!



Xin cám ơn các bạn đã kiên nhẫn dành thời gian Catchup với mình qua bài Daily Blog ngày hôm nay nhé!


Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào ngày mai!

bottom of page