top of page
Tìm kiếm

Zunzun Review tháng 7/2023: Tổng hợp những bài học quan trọng và nổi bật trong tháng

Xin chào các bạn! Đến hẹn lại lên, tôi vô cùng hào hức khi được ngồi nhìn lại một hành trình trong tháng 7 vừa qua của mình. Từ đó, tôi đã chọn lọc, tổng hợp ra những bài học quan trọng và nổi bật nhất từ các bài viết Daily Blog của 31 ngày vừa qua, bằng một bài Monthly Review này. Hi vọng, chúng ta có thể Zunzun Catchup một cách hiệu quả và ý nghĩa nhất, thông qua bài viết tổng hợp theo tháng này nhé!


Rootopia: Just keep fighting! Chúng ta sẽ có tiệc sinh nhật năm thứ 3 và nhiều năm về sau nữa!!


Ngày đầu tháng 7 vừa qua, tôi rất vui mừng được tới tham dự buổi dinner ấm cúng tổ chức sinh nhật mừng 2 tuổi cho Rootopia - startup quỹ chúng tôi đầu tư và đồng hành phát triển tại Việt Nam. Tôi có thể hiểu được tiệc sinh nhật này có ý nghĩa đặc biệt như thế nào với mỗi thành viên của Rootopia. Với tôi, tiệc sinh nhật này cũng vô cùng đặc biệt với nhiều suy nghĩ. Nó đặc biệt tới mức, tôi đã quyết định ngồi xuống đặt bút viết những dòng này, với mong muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình, tới các nhà sáng lập và các thành viên của Rootopia, trong bài Daily Blog hôm đó của mình. Tôi nhắn với anh CEO Trường Bomi rằng mình không có món quà nào tặng sinh nhật cho Rootopia, mà chỉ có “cây nhà lá vườn” này, gói ghém lấy làm quà. Đây thực sự là món quà tinh thần tâm huyết tôi muốn gửi tới team Rootopia. Hi vọng chúng ta sẽ cùng nhau “Keep fighting” để cùng gặp nhau tại tiệc sinh nhật lần thứ 3, và nhiều năm về sau nữa nhé!! Yeah, just keep fighting!!!

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Tái định nghĩa sự “All-in” của các nhà sáng lập startup tại Việt Nam


Có một đề tài luôn xâm chiếm trong tâm trí tôi lâu nay với tư cách là một nhà đầu tư startup. Đó là, tôi luôn mong muốn có thể tìm thấy và đầu tư vào các nhà sáng sáng lập “All-in” vào startup của mình. Nhưng đặt trong bối cảnh ở Việt Nam, việc có thể tìm thấy đúng một “All-in” thực sự là một điều thách thức với các nhà đầu tư chúng tôi. Vì sao vậy? Liệu có định nghĩa “All-in” nào phù hợp cho hơn các nhà sáng lập tại Việt Nam không? Dựa trên những nội dung trao đổi vô cùng sâu sắc với các nhà sáng lập của tôi, có thể tái định nghĩa All-in bằng mong muốn mãnh liệt muốn hiện thực hóa ý tưởng, tầm nhìn và mục tiêu của mình để đưa start-up thành công thực sự. Mong muốn này cần mãnh liệt tới mức nào?


Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!

Bài viết này lần đầu tiên được đăng trọn vẹn trên quý Báo Tuổi Trẻ. Xin cám ơn quý báo đã ủng hộ những chia tâm huyết trên và đăng báo bài viết của tôi nhé!


Những điều khoản đầu tư là “lửa thử vàng” cho cam kết “All-in” của nhà sáng lập

Vừa qua, bài viết chia sẻ về tái định nghĩa sự “All-in” của các nhà sáng lập tại Việt Nam, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của nhiều nhà sáng lập và các anh chị trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta đều nhận thức được rằng, đó đều là những khái niệm khó có thể đo lường khách quan từ bên ngoài, cũng như cần có cơ chế để đảm bảo sự All-in đó trong thực tế. Sau nhiều ngày đau đáu suy nghĩ, tôi đã tìm ra một cơ chế về mặt pháp lý - là những điều khoản trong hợp đồng đầu tư startup giúp phản ánh và đảm bảo cho cam kết “All-in” của các nhà sáng lập startup. Tôi đã chia sẻ của tôi về hai điều khoản đầu tư quan trọng, đảm bảo về mặt pháp lý phản ánh sự “All-in” của các nhà sáng lập với startup của mình. Trong quá trình thương thảo với các nhà sáng lập, khi đứng trước các đề nghị thay đổi hai điều khoản này, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu các lý do đằng sau từ phía các nhà sáng lập, cũng như những rủi ro tiềm năng trong tương lai của startup. Tôi tin rằng, với nhà sáng lập có tinh thần “All-in” với startup của mình, thì họ luôn có một suy nghĩ nhất quán là đi tới cùng với startup của mình.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Chiêm nghiệm nghề VC: Chia sẻ về Zunzun Core Values

Trở về từ một buổi họp với đội ngũ startup, tôi cứ mãi suy nghĩ về bài toán đang cần đi tìm lời giải của startup đó. Điều này nó xâm chiếm trong tâm chí tôi tới mức có thể gọi là "ám ảnh". Nhiều lúc, tôi cũng phải ngạc nhiên tự hỏi bản thân rằng, điều gì đã thực sự thôi thúc tôi mạnh mẽ tới vậy? Thế là tôi quyết định ngồi xuống "ngôn ngữ hoá" bằng việc viết ra những điều đã tạo ra động lực nhất quán này, mà tôi gọi là Giá trị cốt lõi của mình.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Chiêm nghiệm nghề VC: Những giá trị tôi mong muốn để lại trong hành trình thập kỉ bền bỉ này


Vừa qua, tôi đã có dịp được ngồi nói chuyện với một tiền bối đáng kính trong nghề với hơn 20 năm kinh nghiệm đầu tư. Anh có chia sẻ rằng, nghề đầu tư này bạc bẽo lắm. Nếu đầu tư thành công thì được tung hô, nếu thất bại thì bị lãng quên. Mà thành công thì là yếu tố rất khó nắm bắt, và cần rất nhiều thời gian để kiểm chứng. Rồi hôm nay, tôi ngồi trao đổi với cô bạn đồng nghiệp trong giới đầu tư VC, trong một bầu không khí lắng đọng suy tư với câu nói vu vơ, rằng 10 năm sau, nhìn lại tuổi trẻ qua đi chúng ta liệu sẽ để lại những gì? Những điều này đã khiến tôi đau đáu suy nghĩ rất nhiều. Thực sự, tôi chỉ có một mong muốn mãnh liệt và nhất quán trong nghề VC này, đó là được hỗ trợ thật nhiều startup thành công hơn nữa tại Việt Nam. Để làm được như vậy, tôi luôn muốn những giá trị của mình được “Shareable - Repeatable - Scalable” lan toả hơn nữa, từ những startup tôi trực tiếp đầu tư, đồng hành phát triển, tới tất cả mọi người đã - đang - sẽ tham gia hệ sinh thái startup tại Việt Nam. Tôi muốn định nghĩa lại thành công của nghề VC.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


9 bài viết về bài toán Distribution dành cho startup ở giai đoạn sớm


Những ngày đầu tháng 7 vừa qua, tôi được gặp một đội ngũ startup ở giai đoạn sớm, với tầm nhìn phát triển sản phẩm vô cùng tuyệt vời. Họ đã dành nhiều thời gian và nguồn lực tập trung phát triển bộ sản phẩm phải nói là rất có chiều sâu, và tôi có thể nhìn ra được tiềm năng của những sản phẩm được phát triển đó. Nhưng khi họ chia sẻ về chiến lược đi vào thị trường để thu hút những khách hàng đầu tiên sử dụng, bằng chiến lược truyền thông tốn kém so với nguồn lực hiện có của startup, cùng với câu hỏi còn bỏ ngỏ về tính hiệu quả thực sự của những chiến lược này, trong việc thu hút đúng tập khách hàng mục tiêu cần thiết cho startup đó tìm thấy được PMF - sản phẩm phù hợp với thị trường ở giai đoạn đầu. Nhận thấy không chỉ là vấn đề của riêng startup đó, mà có nhiều startup khác cũng gặp phải. Có lẽ vẫn có nhiều startup, có tư duy giống như nhiều doanh nghiệp truyền thống khác, là mỗi khi có sản phẩm trong tay, làm sao để bán được sản phẩm đó thì điều đầu tiên nghĩ tới là cần chạy quảng cáo tiếp thị. Nhưng với startup ở giai đoạn sớm cần có những chiến lược phân phối rất khác.

Peter Thiel - nhà sáng lập của PayPal và quỹ đầu tư Founders Fund, đã từng có câu nói nổi tiếng: “Most businesses actually get zero distribution channels to work. Poor distribution — not product — is the number one cause of failure.” Điều này cho thấy sự thật khốc liệt, nan giải đến từ bài toán Distribution, có thể đánh gục bất kì một startup nào. Mặt khác, trong cuốn sách nổi tiếng The Lean Startup, tác giả có đề cập tới quy tắc 50:50, cho thấy vai trò quan trọng ngang nhau của mục tiêu phát triển sản phẩm và phân phối sản phẩm đó.

Tuy nhiên, thực tế bấy lâu nay Distribution thường bị bỏ quên hoặc đánh giá thấp so với việc phát triển sản phẩm. Nhưng có một sự thật thú vị là, khi phải lựa chọn giữa Product và Distribution, với các nhà sáng lập lần đầu khởi nghiệp sẽ thường chọn Product - sản phẩm. Còn với những nhà sáng lập “lão làng” với nhiều kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó sẽ lựa chọn Distribution. Thực tế, lợi thế về sản phẩm thường khó duy trì được lâu, vì sản phẩm, đặc biệt là phần mềm, thường dễ bị sao chép bởi đối thủ sau đó. Trong khi đó, một khi startup có thể xây dựng được lợi thế Distribution - phân phối cho mình, lợi thế này mạnh và khác biệt tới mức khó có thể bị “commoditize” – phổ thông hoá, khi có thể dễ dàng bị đối thủ sao chép.

Mặt khác, trong bối cảnh ra tăng tính cạnh tranh hiện thị quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội, đẩy chi phí CAC trở nên đắt đỏ hơn, hay nói cách khác là hiện tượng “lạm phát CAC”, khiến việc chạy quảng cáo của startup để thu hút khách hàng ngày càng giảm đi tính hiệu quả. Có thể nói hiện tượng “lạm phát CAC” đã đẩy chi phí thu hút khách hàng ngày càng ra tăng, thậm chí còn “ăn vào” cả biên lợi nhuận trên mỗi giao dịch của startup. Đây chính là thách thức dành cho startup ở giai đoạn đầu, với nguồn lực hữu hạn của mình, thực sự không cho phép startup theo đuổi những chiến dịch quảng cáo trả tiền một cách tốn kém mà không chắc chắn tính hiệu quả bền vững của nó. Điều này cũng đòi hỏi startup cần phải có những cách tiếp cận xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm sắc sảo và hiệu quả hơn.

Do đó, tôi đã không ngừng tìm kiếm những lời giải quan trọng cho bài toán phân phối dành cho các startup ở giai đoạn sớm, để có thể tham khảo và áp dụng thành công. Cuối cùng sau tất cả những nỗ lực không mệt mỏi đó trong tháng 7 vừa qua, tôi đã gói ghém những lời giải này trong 9 bài viết dưới đây:

Xin cám ơn và tạm biệt tháng 7 với nhiều sự kiện và bài học ý nghĩa nhé! Thực sự nhìn lại những tháng ngày đi cùng với startup này, tôi cảm thấy chính bản thân mình cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Tôi vô cùng trân trọng, từng thách thức và cơ hội được được lăn xả đi tìm lời giải cùng với startup của mình. Yeah, chúng ta cùng nhau "Keep fighting" cho một tháng 8 tới, với nhiều bài học ý nghĩa hơn nữa nhé!!

bottom of page