top of page

Search Results

Kết quả tìm thấy cho ""

  • Vietnam Innovators: Luật sư đồng hành cùng với đổi mới sáng tạo

    < Back Vietnam Innovators: Luật sư đồng hành cùng với đổi mới sáng tạo Vừa qua tôi có dịp được ngồi xuống với Luật sư Trương Hữu Ngữ, Managing Partner tại Vilasia. Tại đây, anh Ngữ đã gửi gắm nhiều tâm huyết và tầm nhìn của mình từ trong chính cái tên Vilasia về sự cần thiết của đổi mới sáng tạo linh hoạt trong nghiệp vụ luật sư tư vấn đầu tư M&A. Chúng tôi đã trao đổi về sự sáng tạo trong khuôn khổ luật pháp để đi được xa và bền vững. Về hành trình từ hiểu các điều khoản trong hợp đồng đầu tư, tới việc tuân thủ thực hiện theo cam kết, cùng với đó là vai trò quan trọng luật sư trong việc giải thích kĩ càng trước đầu tư và đồng hành gợi nhắc sau đầu tư. Bên ạnh đó, anh Ngữ cũng đã chia sẻ những case study về việc vi phạm hợp đồng đầu tư, dẫn tới kiện tụng giữa cách bên và cách phòng tránh. Yeah, keep fighting! Xin mời mọi người đón xem trên Youtube và nghe Podcast tại Spotify ở đây nhé! Bên cạnh đó các bạn quan tâm có thể đọc tham khảo thêm những bài blog của tôi trước đây liên quan tới pháp lý trong startup nhé! Chia sẻ về 5 mục điều khoản quan trọng trong mọi hợp đồng đầu tư startup Reserved Matters: Điều khoản này có ý nghĩa như thế nào với cả startup và nhà đầu tư? Startup Governance: Suy nghĩ về cái giá phải trả cho sự thiếu kỉ luật trong quản trị startup Xin cám ơn rất nhiều và cùng just keep fighting nhé!! Previous Next

  • Zunzun Daily Catchup

    Zunzun Catchup Đây là nơi tôi thường xuyên cập nhật các chia sẻ liên quan tới hoạt động đầu tư, hỗ trợ startup và thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Xin mời các bạn quan tâm, hãy cùng catchup với Zunzun ở đây nhé! Keep fighting!!💪 2/5/24 Vietnam Innovators: Founder là người phải đi trước, làm trước Vừa qua tôi có dịp được ngồi với anh Nguyễn Hoàng - Cofounder&CEO của BuyMed tại Vietnam Innovators để vén màn nhiều câu chuyện hậu trường khởi nghiệp đầy gian khó của startup này. Đó là cái nệm ngủ nghỉ của nhà sáng lập ngay trong phòng họp và làm việc. Đó là hơn 100 cuộc gọi điện mỗi ngày bền bỉ tuyển dụng nhân tài và kỉ luật đi tìm đúng tập khách hàng Innovators. Đó là câu chuyện người sáng lập xông pha đi trước, làm trước khi mở rộng thị trường sang Thái Lan. Đó là câu chuyện tạo không gian thử sai và sửa sai của văn hoá khuyến khích take risk của startup. Thực sự giữa những nốt trầm của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay, thì những câu chuyện chia sẻ này đầy ý nghĩa và cảm hứng đúng với tinh thần “Keep fighting!”. Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 29/4/24 Chia sẻ chuỗi hoạt động ý nghĩa của Genesia Global Founders Gathering tại Tokyo, tháng 4 2024 Tuần vừa qua, quỹ đầu tư Genesia Ventures chúng tôi đã tổ chức chuỗi sự kiện hoạt động xoay quanh Global Founders Gathering tại Tokyo. Thực sự, tôi và các nhà sáng lập startup của mình đã có một tuần công tác tại Nhật bận rộn với lịch trình di chuyển hoạt động dày đặc nhưng thật nhiều ý nghĩa và thêm thật nhiều động lực tích cực mang trở về Việt Nam để tiếp tục cố gắng phát triển hơn nữa. Đây là phiên bản MVP đầu tiên của hoạt động Genesia Global Founders Gathering, và với tinh thần vì startup của mình, Genesia Ventures chúng tôi chắc chắn sẽ cố gắng để cải tiến, hoàn thiện những phiên bản tốt hơn nữa trong sự kiện Genesia Global Founders Gathering tiếp theo để hướng tới phiên bản đạt PMF theo thời gian. Yeah, keep fighting!! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 25/4/24 Vietnam Innovators: Đi tìm và hỗ trợ “hạt giống” tiềm năng phát triển Vừa qua tôi có cơ hội được ngồi với anh Châu Lê - Founder & CEO của Bamboo Artists Agency, người từng gắn bó 4 năm làm CEO tại M-TP Entertainment. Là nhà đầu tư startup ở giai đoạn sớm, tôi tìm thấy điểm chung giữa tôi và anh trong nhiệm vụ quan trọng của mình. Đó là, cần lựa chọn được “hạt giống” - là người nghệ sĩ, nhà sáng lập startup - những nhân tố tiềm năng phát triển vượt bậc. Đó là, cần tạo ra hệ sinh thái cung cấp những nguồn lực cần thiết để mở ra cơ hội phát triển cho “hạt giống” đó. Đó là, cần không ngừng hỗ trợ cổ vũ “hạt giống” đó tập trung và kỉ luật theo đuổi mục tiêu lớn của mình. Đây đều là những nhiệm vụ cần được thực hiện một cách quyết liệt, nhẫn nại và bền bỉ trong một tầm nhìn dài hạn. Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 15/4/24 Vietnam Innovators: Luật sư đồng hành cùng với đổi mới sáng tạo Vừa qua tôi có dịp được ngồi xuống với Luật sư Trương Hữu Ngữ, Managing Partner tại Vilasia. Tại đây, anh Ngữ đã gửi gắm nhiều tâm huyết và tầm nhìn của mình từ trong chính cái tên Vilasia về sự cần thiết của đổi mới sáng tạo linh hoạt trong nghiệp vụ luật sư tư vấn đầu tư M&A. Chúng tôi đã trao đổi về sự sáng tạo trong khuôn khổ luật pháp để đi được xa và bền vững. Về hành trình từ hiểu các điều khoản trong hợp đồng đầu tư, tới việc tuân thủ thực hiện theo cam kết, cùng với đó là vai trò quan trọng luật sư trong việc giải thích kĩ càng trước đầu tư và đồng hành gợi nhắc sau đầu tư. Bên ạnh đó, anh Ngữ cũng đã chia sẻ những case study về việc vi phạm hợp đồng đầu tư, dẫn tới kiện tụng giữa cách bên và cách phòng tránh. Yeah, keep fighting! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 8/4/24 VnEconomy: Rộng mở vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ cao Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong nhiều năm qua đã và đang “tạo lập” xu hướng mới, đó là tập trung vào các công nghệ xanh, sạch, những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao. Không chỉ những dự án khởi nghiệp (startup) về công nghệ tài chính, giáo dục, trí tuệ nhân tạo hút vốn tới hàng chục triệu USD, Việt Nam còn đang trở thành “điểm hội tụ” của những “ông lớn” công nghệ thế giới với những dự án hàng trăm triệu USD, thậm chí cả tỷ USD. Đâu là những thách thức và lời giải quan trọng để dòng vốn FDI này có ý nghĩa thúc đẩy phát triển bền vững? Xin cám ơn quý báo đã đăng lại một phần nội dung chia sẻ của tôi nhé! Yeah, keep fighting!! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 3/4/24 Vietnam Innovators: Phá bỏ định kiến cà phê Việt Hạt cà phê Việt Nam chúng ta đang đứng trước cả thách thức và cơ hội rất lớn. Làm sao để vượt qua được thách thức, phá bỏ định kiến, để đón lấy được những cơ hội phía trước cho hạt cà phê Việt? Cần bao nhiêu nguồn lực, tới khi nào, với sự tham gia của ai, để hiện thực hoá được những điều đó? Tôi chắc chắn không phải là người trả lời câu hỏi này tốt nhất, mà chỉ dám làm người đặt ra câu hỏi tới đúng người. Người chia sẻ câu trả lời đó là 2 đồng sáng lập của Every Half Coffee Roasters là anh Phú Võ và Trúc Trần. Xin mời các bạn quan tâm theo dõi nội dung chia sẻ chi tiết dưới dây nhé! Xin cám ơn rất nhiều và cùng just keep fighting nhé!! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 1/4/24 Báo Đầu Tư: Kích hoạt hiệu ứng FOMO từ nhà đầu tư tiềm năng Không chỉ startup sợ không gọi được vốn, mà chính các nhà đầu tư cũng sợ bỏ lỡ những cơ hội đầu tư tốt, hay còn gọi là hiệu ứng FOMO. Để kích hoạt hiệu ứng này, các nhà sáng lập có thể chia sẻ với các nhà đầu tư tiềm năng những thông tin về các nhà đầu tư đã tham gia trước đây, cũng như những người đang cân nhắc và đã đề nghị đầu tư vào start-up trong vòng gọi vốn này. Tuy nhiên, start-up cần đặc biệt lưu ý, xác định mọi thông tin đưa ra phải chính xác. Nếu cố tình tạo FOMO “ảo”, nhà sáng lập sẽ phải trả giá bằng chính uy tín của mình trước giới đầu tư. Xin cám ơn quý báo Đầu Tư đã chia sẻ lại nội dung bài blog trước của tôi nhé! Yeah, just keep fighting!! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 8/3/24 Vietnam Innovators: Đâu là cội nguồn tạo nên những nhà sáng lập? Trong hành trình làm nghề đầu tư mạo hiểm VC của mình, tôi luôn phải đối mặt trước hai sự lựa chọn: đạp phanh hoặc đạp ga trước những thử thách. Cụ thể đó là sự đấu tranh liên tục cho những sự lựa chọn khó khăn của không đầu tư hay chọn đầu tư, của việc giữ mình ở trong vùng an toàn hay chọn bước ra ngoài vùng an toàn. Nhiều sự lựa chọn khó khăn, nhưng cuối cùng tất cả đều cần lý do rõ ràng với động lực nhất quán với tầm nhìn. Vừa qua tôi đã quyết định thử thách bản thân tham gia Vietnam Innovators với mong muốn có thể loan toả những nội dung có giá trị về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một cách shareable - repeatable - scalable. Xin mời mọi người quan tâm theo dõi trong bài viết này nhé! Just keep fighting!! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 1/3/24 Deal Street Asia: Japan’s Genesia Ventures to ramp up SEA’s share in Fund 3 In an interview, General Partner Takahiro Suzuki shared we aimed to increase investments in Southeast Asia and India, from the primary 60:40 allocation between Japan and these regions. Furthermore, we aim to build a supportive community for our portfolio's founders and executives. We plan a Global Founders Gathering in Tokyo in April, inviting founders from Indonesia, Vietnam, and India for business matching and discussions. By 2024, we plan to open Orbit HCMC, a community and co-working space for our startups in Ho Chi Minh City. Special thanks to Deal Street Asia for featuring us! Yeah, keep fighting!! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 14/2/24 Rèn sức bền để chạy marathon đầu tư mạo hiểm Chiều 30 Tết, trên đường trở về nhà đón giao thừa với gia đình, cầm trên tay ấn phẩm đặc biệt mừng tết của Báo Đầu Tư có bài phỏng vấn tôi, chia sẻ về rèn sức bền chạy “marathon” với nghề đầu tư VC này của mình, tôi cảm thấy thực sự rất vui và hạnh phúc. Tôi mong ngóng được trở về với ông bà và bố mẹ, để chia sẻ câu chuyện “chạy bền” với nghề này trong năm vừa qua của mình. Mỗi chuyến trở về quê hương, tôi lại được tiếp thêm động lực bằng chính sự yêu thương và ủng hộ của gia đình cho hành trình chạy “marathon” này. Trước khi quay trở lại Sài Gòn, ông bà cùng bố mẹ của tôi cũng không quên gửi gắm thêm những kỳ vọng rằng, trong năm mới này, hãy tìm thấy người yêu thương cùng “chạy bền” trong cuộc sống với con nhé! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 31/1/24 VnEconomy: Chia sẻ về tư duy chiến lược “Controlled Growth - Tăng trưởng có kiểm soát” của startup để tồn tại và phát triển trong năm 2024 Vừa qua, sau một ngày dài vật lộn hoàn tất hợp đồng đầu tư vào một startup, mãi tới tối muộn, tôi mới có thể ngồi xuống trao đổi với chị Thu Hoang của VnEconomy, để chia sẻ những suy nghĩ của mình về thách thức gọi vốn của startup trong năm 2024 này. Đây cũng chính là những chia sẻ mà tôi thường xuyên thảo luận với các startup mình đầu tư và đồng hành. Thậm chí với những startup đã hoặc đang gọi thêm dòng vốn mới, tôi cũng thẳng thắn chia sẻ quan điểm này, để luôn giữ mình thận trọng, tỉnh táo và kỉ luật nhất để tồn tại, kéo dài runway lâu nhất có thể, với chiến lược “Controlled Growth - Tăng trưởng có kiểm soát”. Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 11/1/24 Báo Đầu Tư: Bảy câu hỏi giúp start-up phát triển bền vững Có nhiều câu hỏi quan trọng cho start-up để tìm lời giải nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững. Có thể có nhiều câu hỏi chưa tìm ra ngay câu trả lời, nhưng nếu start-up thực sự muốn, có ý chí đi tìm bằng được câu trả lời, bằng việc liên tục đặt câu hỏi và suy nghĩ về chúng, thì cuối cùng, sẽ có thể tìm ra lời giải cho mình. P/s: Xin cám ơn Báo Đầu Tư đã chia sẻ lại nội dung bài blog gần nhất của tôi về “HBS Business Model Quality Checklist: Làm sao để startup có được mô hình kinh doanh chất lượng để phát triển bền vững?” trên quý báo nhé! Just keep fighting!! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 10/1/24 VnEconomy: Những câu hỏi quan trọng dành cho nhà sáng lập startup đi tìm lời giải, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Để xây dựng startup hướng tới mục tiêu phát triển mô hình kinh doanh một cách chất lượng và bền vững, các nhà sáng lập cần biết cách tự đặt ra các câu hỏi quan trọng cho mình và đi tìm lời giải hiệu quả cho các câu hỏi ấy. P/s: Xin cám ơn quý báo VnEconomy đã đăng lại bài blog gần nhất của tôi, chia sẻ về tập hợp những câu hỏi quan trọng mà các nhà sáng lập startup có thể tham khảo để liên tục đặt ra cho mình, để đi tìm hướng phát triển, tinh chỉnh lại chiến lược và sản phẩm khi cần thiết nhằm phát triển mô hình kinh doanh của mình một cách bền vững nhất. Just keep fighting vì điều này nhé, các nhà sáng lập!! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 10/12/23 Chia sẻ niềm vui nhận giải thưởng Best Capitalist năm 2023 tại quỹ Genesia Ventures Trong buổi tổng kết cuối năm toàn quỹ Genesia Ventures với sự tham gia của các thành viên hoạt động đầu tư ở 4 thị trường - Nhật Bản - Ấn Độ - Indonesia - Việt Nam, tôi thực sự rất bất ngờ, vui mừng và cảm động khi được nhận giải Best Capitalist - Nhà đầu tư xuất sắc nhất tại quỹ trong năm 2023. Nhân dịp được nhận giải thưởng này, tôi xin phép được nhìn lại và chia sẻ vài dòng suy nghĩ của mình trong các bài blog của mình dưới đây. Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết nhé! Yeah, just keep fighting with Zunzun! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 9/12/23 CafeF: Doanh nghiệp Việt tăng tốc trên đường đua gọi xe công nghệ Trong bối cảnh "đốt tiền" đã trở thành khái niệm quá xa xỉ với ngành công nghệ, các doanh nghiệp đang phải dùng mọi cách để "tăng thu - giảm chi". Trong khi xe điện được cho là có thể mang lại những trải nghiệm dịch vụ mới cho người dùng, từ đó tăng thu; đang trở thành một lợi thế cạnh tranh mới của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường này, tôi có chia sẻ quan điểm của mình trong chuyên mục Chuyển động kỳ lân của VTV Money rằng: “Đó chỉ là lợi thế cạnh tranh ban đầu…Các bác tài xế cung cấp dịch vụ như thế nào, khách hàng có muốn đặt cuốc xe tiếp theo hay không, doanh nghiệp phải tối ưu được chất lượng dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng". Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 20/11/23 24hMoney: Những “Traction thay thế cho doanh thu” dùng để thuyết phục nhà đầu tư trong những vòng gọi vốn của startup ở giai đoạn sớm Vừa qua trong một buổi họp thảo luận với một nhà sáng lập startup ở giai đoạn Hạt giống, tôi được chia sẻ rằng, một trong những câu hỏi đầu tiên mà nhà sáng lập này thường được nhận khi đi gọi vốn là về Traction, cụ thể hơn là doanh thu của startup. Thực sự, tôi luôn có một niềm tin rằng, với startup ở giai đoạn sớm, có nhiều “traction thay thế” còn quan trọng hơn cả doanh thu, vì nếu không có đó, thì doanh thu dù có lớn ban đầu, thì startup cũng sẽ khó phát triển bền vững sau này. Do đó, với startup ở giai đoạn sớm, sẽ cần những “Traction” khác thay thế cho doanh thu, để thuyết phục các nhà đầu tư trong những vòng gọi vốn đầu tiên của mình. Đó là những “Traction” gì? P/s: Xin cám ơn 24HMoney đã tích cực chia sẻ bài viết của tôi về đề tài này nhé! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 15/10/23 Báo Đầu Tư: Lửa thử vàng, gian nan thử… start-up Trong quý II/2023, Việt Nam đã vượt qua Indonesia để giữ vị trí thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về thu hút vốn đầu tư khởi nghiệp, với tổng vốn huy động là 413 triệu USD. Thương vụ gọi vốn nổi bật nhất trong nửa đầu năm 2023 phải kể đến BuyMed khi startup này đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B trị giá 51,5 triệu USD - số vốn chiếm tới 80% tổng lượng vốn các start-up công nghệ Việt huy động được trong nửa đầu năm 2023. BuyMed xứng đáng được biết đến nhiều hơn với nhiều bài học quan trọng về cách một start-up phát triển bằng giá trị. P/s: Xin cám ơn quý báo đã đề cập tới chia sẻ của tôi về BuyMed vừa qua nhé! Just keep fighting! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 30/9/23 Vietnam Investment Review: Japanese VCs expand tranche of investment Despite headwinds in capital mobilization, Japanese venture funds are doubling down on Vietnam’s startup ecosystem, underscoring the nation’s pivotal role in their quest to cultivate a vibrant Southeast Asian startup landscape. In Vietnam, Genesia Ventures has invested in 14 startups across various funds. With its newly acquired $110 million capital, the fund aims to invest in the region’s most promising companies that align with its vision and objectives, demonstrating the resilience and confidence in the fund’s investment strategy. P/s: Special thanks for mentioning Genesia Ventures among active Japanese VCs in Vietnam. Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 30/9/23 Hiệu ứng Dunning-Kruger: Bạn và startup đang ở đâu trong đường cong nhận thức của mình? Xin chào các bạn! Là một VC, tôi được sống và làm việc trong một thế giới mà ở đó mọi người đều cố gắng cho thấy sự hiểu biết và sự tự tin trong công việc và hoạt động kinh doanh của mình. Thực tế, tôi nhận ra rằng mỗi chúng ta đều có thể đang ở một vị trí nào đó trong đường cong nhận thức của mình, theo hiệu ứng Dunning Kruger. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức sâu sắc được vị trí của mình, để không bị “ảo tưởng sức mạnh” bởi những tung hô, tập trung vào những điều quan trọng nhất, khiêm tốn học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm hơn nữa, để có thể tối ưu được hành trình phát triển của mình. Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 28/9/23 Chiêm nghiệm về nguyên lý “Nước lên thì thuyền lên” giúp startup phát triển bền vững Xin chào các bạn! Hôm nay tôi có dịp được ngồi thảo luận vô cùng sâu sắc với một nhà sáng lập có nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi đã chia sẻ về những điều quan trọng giúp startup phát triển bền vững thực sự. Trong đó, có một điểm khiến tôi ấn tượng nhất, đó là khách hàng có thực sự tốt hơn khi sử dụng sản phẩm của startup không? Với nguyên lý đơn giản: “Nước lên thì thuyền lên”. Sẽ không có startup nào có thể bền vững phát triển, nếu như khách hàng của mình không trở nên tốt hơn và phát triển cùng với mình. Tôi xin phép được chia sẻ một vài dòng chiêm nghiệm của mình về điều này trong bài Daily Blog hôm nay nhé! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 27/9/23 Thấm thía câu nói của nhà đầu tư: “Đã nhiều năm qua tôi không được nhận báo cáo đều đặn của startup” Xin chào các bạn! Hôm nay tôi có nhiều suy nghĩ đau đáu và thấm thía, khi có dịp được trao đổi với một nhà đầu tư trong khu vực. Anh ấy chia sẻ việc mất niềm tin với một startup, khi đã nhiều năm qua anh không được nhận báo cáo kết quả kinh doanh (KPIs) của startup đó. Thế rồi, vào đúng lúc tình hình khó khăn như lúc này, khi startup không thể tự gồng gành được hơn nữa, cũng là lúc startup cần nhà đầu tư của mình cùng vào hỗ trợ tài chính nhất. Tuy nhiên với niềm tin đã không còn đó, thì thực sự quá khó cho nhà đầu tư vào “giải cứu” startup rồi. Qua câu chuyện này, tôi muốn gửi gắm một vài dòng suy nghĩ của mình trong bài Daily Blog ngày hôm nay. Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 25/9/23 FOCUS: Suy nghĩ về sự tập trung thực sự của nhà sáng lập startup Xin chào các bạn! Hôm nay tôi có dịp được ngồi nói chuyện với một nhà sáng lập startup khiến tôi có nhiều suy nghĩ về sự tập trung cần có, một cách chiến lược và kỉ luật, cho thấy sự kiên định thực sự khi khởi sự startup. Nếu không có những điều này, các nhà sáng lập dễ bị rơi vào cái bẫy của “Hội chứng đối tượng hào nhoáng”, theo đuổi nhiều cơ hội cùng một lúc, khiến mọi thứ dễ bị “hời hợt”, thiếu chiều sâu, dễ thay đồi và cũng khó đạt được thành công lớn thực sự trong dài hạn. Tôi xin phép được chia sẻ một vài suy nghĩ của mình về điều này trong bài Daily Blog ngày hôm nay nhé! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 24/9/23 Techie Story: Great sharing from Nam Pham - Director of Engineering at BuyMed! Such a greatly insightful and real sharing from Nam Pham - Director of Engineering at BuyMed!! “When doing startups, we couldn’t wait for everything to be perfect before releasing it. The fact that users are the testers and feedback from them is also much more valuable than the internal testing team. The hardest thing when working at a tech product company is getting sympathy from other teams. Building a successful company is a job goal, not building tech products. Technology is just a part of helping the company grow”. Yeah, just keep fighting team BuyMed!! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 23/9/23 VCCI: Chuyển đổi số trong cung ứng dịch vụ Logistics Mặc dù là một điểm sáng, nhưng ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam vẫn còn hạn chế và thách thức. Đặc biệt, chi phí logistics cao. Trong đó, quá trình thu mua trong logistics vẫn còn nhiều tác vụ thủ công, thông tin không đồng nhất và thương thảo mất thời gian. Theo ông Rajnish Sharma, Nhà sáng lập và CEO tại Wareflex, trong mọi giao dịch giữa đối tác và khách hàng thường gặp khó khăn khi tìm nhà cung ứng tốt, giá cả cạnh tranh và các yêu cầu phức tạp. Do đó, Wareflex đã tạo ra tính năng mới Smart Procure. P/s: Xin cám ơn VCCI đã chia sẻ thông tin về Wareflex chúng tôi nhé! Yeah, just keep fighting! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 21/9/23 Báo Đầu Tư: Quỹ đầu tư Nhật Bản tăng hiện diện tại thị trường start-up Việt Nam Hồi tháng 5/2023, Genesia Ventures - quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản, cũng hoàn tất gọi vốn cho quỹ thứ 3 của mình, với tổng vốn gọi được khoảng 110 triệu USD. Trong quỹ thứ 3 này, Genesia Ventures tham gia đầu tư vào M Village, Rootopia và Wareflex. Với nguồn lực mới là 110 triệu USD, quỹ quyết tâm đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào các công ty start-up có tiềm năng phát triển tốt nhất và chia sẻ tầm nhìn mục tiêu chung tại thị trường Việt Nam. P/s: Xin cám ơn quý báo đã chia sẻ thông tin về hoạt động đầu tư tích cực của chúng tôi tại Việt Nam nhé! Yeah, just keep fighting! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 19/9/23 CafeBiz: Đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ vào quy trình chống thuốc giả Trong suốt 5 năm phát triển, sàn thương mại điện tử thuocsi.vn đã trở thành một cầu nối đáng tin cậy cho hơn 1,000 nhà phân phối và nhà cung cấp trên toàn quốc, nhằm cung cấp nguồn hàng đáng tin cậy cho hơn 35,000 nhà thuốc và phòng khám tại 685/705 quận, huyện trong cả nước. Nền tảng này được vận hành vởi BuyMed, đã nỗ lực phát triển quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt, góp phần đẩy lùi vấn nạn thuốc giả, tạo niềm tin cho nhà thuốc và người tiêu dùng tại Việt Nam. Yeah, just keep fighting nhé, team BuyMed ơi! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 17/9/23 Vietnam Investment Review: Startups ponder moves during fundraising scarcity Difficulties are encircling many tech startups, with capital flows into the field congested and sharply decreasing over the past few months. Nevertheless, some investors are still willing to make a move if they can see the attractiveness and long-term development potential of a project. As Genesia Ventures Vietnam, we can still invest in a scalable startup that demonstrates the founder’s vision for the next decade. Startups need to verify the suitability of their products to the market and find a growth model that can generate sustainable profits. P/s: Special thanks to VIR for mentioning my sharing in the previous Daily Blog on this related matter. Yeah, just keep fighting! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 15/9/23 Financial Projection: Chia sẻ về phương pháp hiệu quả dự phóng tăng trưởng cho startup Xin chào các bạn! Sau khi đọc bài viết gần đây của tôi về ”Làm sao để kế hoạch tài chính có ý nghĩa thực sự với startup ở giai đoạn sớm khi gọi vốn?” có nhiều nhà sáng sáng lập đã rất đồng cảm và chia sẻ với tôi về thách thức của họ trong việc cân bằng giữa tham vọng và tính thực tế khi dự phóng tăng trưởng. Việc không cân bằng tốt được 2 yếu tố này, khiến các nhà sáng lập có thể bị nhìn nhận là “bay bay” thiếu thực tế, ngây thơ với những con số dự phóng quá lạc quan, hoặc bị coi là không có tư duy của một startup có thể mở rộng với những con số dự phóng quá khiêm tốn. Liệu có phương pháp dự phóng nào khắc phục được việc này không? Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 14/9/23 Bài toán Startup Governance #2: Giá trị có được từ sự kỉ luật trong quản trị startup Xin chào các bạn! Nếu như ở bài viết trước tôi có đề cập về Bài toán Startup Governance #1: Suy nghĩ về cái giá phải trả cho sự thiếu kỉ luật trong quản trị startup, thì tiếp nối chuỗi bài viết trong series này, tôi muốn đào sâu chia sẻ về một cái “giá” đối nghịch - đó là giá trị startup có thể nhận được nếu như có sự quản trị doanh nghiệp tốt. Mà ở đó, tôi tin rằng, những giá trị này cần phải rất lớn, đủ lớn tới mức để tạo động lực mạnh mẽ cho startup thực hành kỉ luật quy trình quản trị trong doanh nghiệp mình. Xin mời mọi người đón đọc bài viết chia sẻ của tôi về những giá trị ý nghĩa này, trong bài Daily Blog ngày hôm nay nhé! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More 13/9/23 The Leader: Khủng hoảng sẽ tạo ra Kỳ lân Nhìn từ góc độ quỹ đầu tư, tôi tin rằng, tình hình kinh tế trong nước đang có nhiều khó khăn, khiến các startup khó đạt được các chỉ tiêu kinh doanh, hoặc cần nhiều thời gian và nguồn lực hơn để đạt được milestone của mình. Các nhà đầu tư cũng thận trọng hơn, tập trung tìm kiếm cơ hội ở các mô hình kinh doanh có thể tạo ra dòng tiền bền vững hơn. Những mô hình kinh doanh có đặc điểm ngốn nhiều vốn ban đầu sẽ khó thuyết phục được nhà đầu tư trong giai đoạn này. P/s: Xin cám ơn quý báo đã chia sẻ lại một phần nội dung chia sẻ của tôi trong bài Daily Blog trước đây nhé! Yeah, just keep fighting!! Keep Reading Load More to Catchup More 💪 Get Started Get Started Load More to Catchup More Load More to Catchup More 💪 Anchor 1

  • Vietnam Innovators: Đi tìm và hỗ trợ “hạt giống” tiềm năng phát triển

    < Back Vietnam Innovators: Đi tìm và hỗ trợ “hạt giống” tiềm năng phát triển Xin chào các bạn! Nếu được trò chuyện với người đã trực tiếp hỗ trợ nghệ sĩ top 1 ở Việt Nam như Sơn Tùng MTP thì các bạn sẽ đặt những câu hỏi gì? Vừa qua tôi có cơ hội được ngồi với anh Châu Lê - Founder & CEO của Bamboo Artists Agency, người từng gắn bó 4 năm làm CEO tại M-TP Entertainment và đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý trong việc phát triển tên tuổi của Sơn Tùng M-TP. Là nhà đầu tư startup ở giai đoạn sớm, tôi tìm thấy điểm chung giữa tôi và anh trong nhiệm vụ quan trọng của mình. Đó là, cần nhận biết và lựa chọn được “hạt giống” - là người nghệ sĩ, nhà sáng lập startup - những nhân tố tiềm năng, có tầm nhìn và có tài năng phát triển vượt bậc. Đó là, cần tạo ra hệ sinh thái cung cấp những nguồn lực cần thiết để mở ra những cơ hội phát triển cho “hạt giống” đó. Đó là, cần không ngừng hỗ trợ cổ vũ những “hạt giống” đó tập trung và kỉ luật theo đuổi mục tiêu lớn của mình. Đây đều là những nhiệm vụ cần được thực hiện một cách quyết liệt, nhẫn nại và bền bỉ trong một tầm nhìn dài hạn theo đúng tinh thần “cây tre” và “keep fighting”! Xin mời mọi người đón xem trên Youtube và nghe podcast tại Spotify ở đây nhé! Xin cám ơn rất nhiều và cùng just keep fighting nhé 💪!! Previous Next

  • Vietnam Innovators: Founder là người phải đi trước, làm trước

    < Back Vietnam Innovators: Founder là người phải đi trước, làm trước Xin chào các bạn! Đến hẹn lại lên, vừa qua tôi có dịp được ngồi xuống với anh Nguyễn Hoàng - Cofounder&CEO của BuyMed tại Vietnam Innovators để vén màn nhiều câu chuyện hậu trường khởi nghiệp đầy gian khó các đồng sáng lập và đội ngũ BuyMed ở giai đoạn sớm. Đó là cái nệm ăn ngủ nghỉ của nhà sáng lập ngay trong phòng họp làm việc. Đó là hơn 100 cuộc gọi điện mỗi ngày bền bỉ tuyển dụng nhân tài và kỉ luật đi tìm đúng tập khách hàng Innovators. Đó là câu chuyện người sáng lập xông pha đi trước, làm trước khi mở rộng thị trường sang Thái Lan giữa những ngày toàn quốc nghỉ tết âm lịch. Đó là câu chuyện tạo không gian thử sai và sửa sai của văn hoá khuyến khích take risk của startup. Đó là câu chuyện đau đáu, kiên trì từng bước đi từ A tới B, để tới được Z trong một tầm nhìn đầy lý tưởng và dài hạn.Thực sự giữa những nốt trầm của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay, thì những câu chuyện chia sẻ này đầy ý nghĩa và cảm hứng đúng với tinh thần “Keep fighting!”. Xin mời mọi người đón xem trên Youtube và nghe Podcast tại Spotify ở đây nhé! Xin cám ơn rất nhiều và cùng just keep fighting nhé!! Previous Next

  • Chia sẻ chuỗi hoạt động ý nghĩa của Genesia Global Founders Gathering tại Tokyo, tháng 4 2024

    < Back Chia sẻ chuỗi hoạt động ý nghĩa của Genesia Global Founders Gathering tại Tokyo, tháng 4 2024 Tuần vừa qua, quỹ đầu tư Genesia Ventures chúng tôi đã tổ chức chuỗi sự kiện hoạt động xoay quanh Global Founders Gathering tại Tokyo. Tiền thân của sáng kiến hoạt động này, xuất phát từ những hoạt động tổ chức định kỳ hàng quý Genesia Vietnam Founders Gathering mà chúng tôi đều đặn tổ chức trong hàng năm qua, mà qua đó, chúng tôi nhận ra được được nhiều giá trị chia sẻ lan toả những bài học quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ở mỗi giai đoạn từ các nhà sáng lập, cũng như sự kết nối hợp tác tiềm năng từ những chia sẻ này. Từ đó, chúng tôi đặt ra một câu hỏi lớn hơn: Sẽ ra sao chúng ta có một hoạt động quy mô Global, ở đó các nhà sáng lập startup mà chúng tôi đầu tư ở các thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam cùng gather - tập hợp lại một nơi để cùng ngồi xuống chia sẻ, giao lưu, học hỏi, kết nối một cách ý nghĩa? Từ câu hỏi này, chúng tôi đã thử xây dựng MVP - phiên bản thử nghiệm đầu tiên để đi kiểm chứng giả thiết này, bằng hoạt động Genesia Global Founders Gathering lần đầu tiên được tổ chức ở Tokyo. Trong khuôn khổ hoạt động này, ngày đầu tiên chúng tôi cùng các nhà sáng lập của mình, rất may mắn có cơ hội đặc biệt tới thăm quan Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE), để nhận ra con đường tới “rung chuông IPO” thật ra không quá xa, nếu chúng ta có một mục tiêu rõ ràng, và nỗ lực bền bỉ đúng đắn hướng tới mục tiêu đó. TSE đang có nhiều sáng kiến đột phá mở cửa chào đón nhiều startup nổi bật trong khu vực rộng đường IPO lên sàn chứng khoán ở Nhật Bản, đặc biệt nhất là sáng kiến Asia Startup Hub gần đây. Ngày tiếp theo, chúng tôi đã dành một ngày với rất nhiều hoạt động chia sẻ ý nghĩa tại Genesia Global Founders Gathering, với sự tham gia của người bạn thập kỉ của GP Taka, anh Ming Maa - Group President của Grab. Tại đây, anh Ming Maa đã chia sẻ rất nhiều bài học quan trọng trong chiến lược huy động vốn hướng tới IPO; Xây dựng đội ngũ phù hợp với từng giai đoạn War mode và Peace mode của startup; Xây dựng và quản lý kế hoạch mục tiêu trong ngắn-trung-dài hạn. Sau phần chia sẻ này, chúng tôi đã có một thử thách xây dựng tháp Marshmallow từ những sợi mỳ Ý, keo dán. Đây là một thử thách cho thấy tinh thần team work, tư duy thiết kế xây dựng, trong một khoảng thời gian giới hạn, xây nên một toà tháp vững chắc, cao nhất có thể. Từ trong thử thách này, chúng tôi đều nhận ra được nhiều bài học quan trọng về xây dựng nền móng vững chắc, kiên cố các khối trụ, hạ tầng phát triển lên cao, cùng với bài học về sự trả giá của technical debt hay cái giá đắt đỏ từ những quyết định đánh đổi lấy tăng trưởng - lên cao nhanh nhưng cũng rơi xuống nhanh. Từ đây, chúng tôi bước vào 2 phần chia sẻ vô cùng quan trọng cho mọi startup ở giai đoán sớm, là xây dựng đội ngũ mạnh và bài toán đi tìm PMF từ các nhà sáng lập startup chúng tôi đầu tư ở mỗi thị trường. Có nhiều nhà sáng lập đã từng trải qua những thất bại, đau đáu từ những doanh nghiệp trước đó của mình, hay thực tế tại chính startup hiện tại của mình, để nói lên được tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ mạnh phù hợp với Mission / Vision / Value cùng với việc chiến lược thiết kế Incentives (cùng với ESOP) tạo động lực đúng đắn và lâu dài cho các thành viên trong đội ngũ của startup. Còn với bài toán đi tìm PMF, những chia sẻ của các nhà sáng lập chúng tôi đều rất nhất quán, trong việc nêu lên tầm quan trọng của việc tìm đúng phân khúc khách hàng mục tiêu của mình, sự cần thiết phối hợp hiệu quả của team Product và team Sales/BD trong việc phản ánh tiếng nói của khách hàng vào việc hoàn thiện sản phẩm hướng tới PMF, và đặc biệt PMF là hành trình đi tìm không ngừng nghỉ, tiến hoá theo từng giai đoạn phát triển của startup. Vẫn còn rất nhiều năng lượng sục sôi, các nhà sáng lập startup chúng tôi bước vào phần Business Matching với hơn 10 các nhà đầu tư Corporate Venture Capital - đứng đằng sau là những tập đoàn lớn của Nhật, với tầm nhìn đầu tư, không chỉ dừng lại là đầu tư tài chính, mà quan trọng hơn hợp tác kinh doanh, thúc đẩy startup phát triển. Có nhiều startup chúng tôi đã thành công có được sự quan tâm đầu tư để có những buổi họp follow up sau đó. Bầu không khí giao lưu này còn được tiếp tục tiếp diễn tới tận buổi ăn tối phong cách Nhật truyền thống trên con thuyền đi vòng quanh vịnh Tokyo ngắm cảnh đêm thành phố nơi đây. Sau một ngày trọn vẹn với Global Founders Gathering, chúng tôi tiếp tục tham gia các buổi họp follow up với các CVC và các tập đoàn lớn của Nhật nhằm thúc đẩy đầu tư và hợp tác kinh doanh vào những ngày sau đó, trong khuôn khổ tuần làm việc tại Tokyo của mình. Một trong số những hình ảnh ở trên là hình ảnh có nhiều kỉ niệm của tôi với nhà sáng lập CEO Rajnish của Wareflex, trên đường tới một buổi họp quan trọng với một tập đoàn lớn của Nhật. Với tất cả sự nhiệt tình, hăm hở, và từ tốn kiên nhẫn, chúng tôi từng bước tìm ra được cách mở cánh cửa hợp tác tại thị trường Nhật cho các startup Việt của mình. Thực sự, tôi và các nhà sáng lập startup của mình đã có một tuần công tác tại Nhật bận rộn với lịch trình di chuyển hoạt động dày đặc nhưng thật nhiều ý nghĩa và thêm thật nhiều động lực tích cực mang trở về Việt Nam để tiếp tục cố gắng phát triển hơn nữa. Đây là phiên bản MVP đầu tiên của hoạt động Genesia Global Founders Gathering, và với tinh thần vì startup của mình, Genesia Ventures chúng tôi chắc chắn sẽ cố gắng để cải tiến, hoàn thiện những phiên bản tốt hơn nữa trong sự kiện Genesia Global Founders Gathering tiếp theo để hướng tới phiên bản đạt PMF theo thời gian. Yeah, chúng ta cùng just keep fighting trên hành trình này nhé!! Previous Next

  • VnEconomy: Rộng mở vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ cao

    < Back VnEconomy: Rộng mở vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ cao Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong nhiều năm qua đã và đang “tạo lập” xu hướng mới, đó là tập trung vào các công nghệ xanh, sạch, những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao. Không chỉ những dự án khởi nghiệp (startup) về công nghệ tài chính, giáo dục, trí tuệ nhân tạo hút vốn tới hàng chục triệu USD, Việt Nam còn đang trở thành “điểm hội tụ” của những “ông lớn” công nghệ thế giới với những dự án hàng trăm triệu USD, thậm chí cả tỷ USD. Đâu là những thách thức và lời giải quan trọng để dòng vốn FDI này có ý nghĩa thúc đẩy phát triển bền vững? Xin cám ơn quý báo đã đăng lại một phần nội dung chia sẻ của tôi nhé! Yeah, keep fighting!! Xin mời các bạn quan tâm có thể đọc trọn vẹn bài báo và nội dung key takeaways ở dưới đây nhé! vneconomy.vn Rộng mở vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ cao Việt Nam đang trở thành “điểm hội tụ” của những “ông lớn” công nghệ thế giới với những dự án hàng trăm triệu USD, thậm chí cả tỷ USD... Hoạt động huy động vốn từ các nhà đầu tư của các startup trong năm 2024 từ các quỹ ngoại vẫn có thể đối mặt với nhiều khó khăn. Bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc Quốc gia của Genesia Ventures Vietnam, hy vọng các startup sẽ “tập trung hơn vào bên trong” để tồn tại, nghĩa là phải tối ưu chi phí và đa dạng hóa các nguồn thu, để đảm bảo dòng tiền của doanh nghiệp. “Startup sẽ cần tập trung vào sản phẩm cốt lõi, mang lại giá trị thực sự để thuyết phục khách hàng tới và ở lại sử dụng, thay vì theo đuổi chiến lược “đốt tiền” để có được khách hàng bằng mọi giá”, bà Dung chia sẻ. Nhiều chuyên gia cho rằng từ thực tiễn dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy đã xuất hiện xu thế mới, theo đó vốn FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghệ xanh, sạch và đi vào những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn. Đây chính là những điểm tích cực của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, những dấu hiệu trên cũng đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu mới về vấn đề nhân sự trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, đòi hỏi phải có giải pháp thích ứng để hấp thụ dòng vốn đầu tư chất lượng cao từ các tập đoàn nước ngoài. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng để giữ chân được những tập đoàn công nghệ lớn, ngoài việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách ưu đãi thuế, phí, đất đai phù hợp, Việt Nam cần chuẩn bị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nhà xưởng, điện, nước, hạ tầng xã hội và đặc biệt là nhân lực nội địa chất lượng cao. Previous Next

  • Suy nghĩ về giá trị lớn nhất của một VC có thể mang tới cho startup ở giai đoạn đầu

    < Back Suy nghĩ về giá trị lớn nhất của một VC có thể mang tới cho startup ở giai đoạn đầu Trong mỗi buổi họp với các nhà sáng lập startup ở giai đoạn hạt giống để tìm kiếm cơ hội đầu tư, tôi đều gửi tới các nhà sáng lập một câu hỏi. Đó là, các nhà sáng lập sẽ kỳ vọng VC chúng tôi có thể mang tới những giá trị gì cho startup khi đồng hành. Vì tôi tin rằng, nền tảng cần có cho mọi mối quan hệ tin tưởng nằm ở việc thiết lập đúng kỳ vọng ở nhau. Có lẽ ở trong hệ sinh thái khởi nghiệp, chúng ta đã quá quen với tình trạng “Over Commit - Under Deliver” của các bên khiến chúng ta dễ bị hụt hững, mất niềm tin với nhau. Do đó, tôi muốn làm rõ suy nghĩ của mình về giá trị thực sự tôi cũng như quỹ chúng tôi có thể mang tới cho các startup mình đồng hành để các nhà sáng lập có thể hiểu đúng và tìm thấy sự phù hợp khi đi tìm nhà đầu tư. Tôi xin phép được chia sẻ những suy nghĩ này của mình trong bài Daily Blog ngày hôm nay nhé! Nhắc đến giá trị của VC, chắc có lẽ điều đầu tiên và quan trọng nhất mà mọi người nghĩ tới là, tiền? Thực sự, nếu không phải trong một thị trường mà dòng tiền trở nên khan hiếm và đắt đỏ như hiện nay, thì đối với bất kỳ một nhà sáng lập ưu tú nào, tôi tin chắc rằng họ kỳ vọng hơn rất rất nhiều nữa ở VC, ngoài tiền. Bởi vì đơn giản, trong một thị trường cạnh tranh thuận lợi với nhiều lựa chọn, các nhà sáng lập với trên hai sự lựa chọn về VC họ muốn đồng hành, thì những giá trị phi tài chính sẽ được đưa lên bàn cân. Và những VC có thể mang lại nhiều hơn giá trị ngoài tiền thì mới có cơ hội được chọn. Tôi luôn tin hệ sinh thái startup của Việt Nam mình sẽ có thể tiến gần tới trạng thái đó khi chúng ta có nhiều hơn về lượng và chất của các startup và quỹ đầu tư gia nhập hệ sinh thái. Vậy giá trị phi tài chính đó là những gì? Tôi đã từng nghe chia sẻ của nhiều nhà sáng lập về mục đích họ muốn gọi vốn từ VC. Ngoài nguồn vốn, họ muốn được ghi nhận như là một doanh nghiệp hấp dẫn bằng sự công nhận của VC. Từ đó, như là hiệu ứng đòn bẩy họ muốn xây dựng branding, được nhiều đối tác khách hàng biết tới mình hơn. Tôi tin rằng, đây đều là những kỳ vọng không sai. Nhưng tôi nghĩ nếu coi đó là giá trị tốt nhất và bền vững nhất của VC có thể mang lại thì thật là đáng tiếc. Vì những bài báo đưa tin công bố hoàn thành vòng gọi vốn “khủng” từ các VC không hề bảo chứng cho sự thành công bền vững thực sự của startup. Tin tức về startup của bạn có thể xuất hiện ồ ạt trên các mặt báo trong một vài ngày, nhưng điều bạn cần hơn cả là được khách hàng của mình sử dụng và nhớ đến sản phẩm startup bạn mỗi ngày. Tôi đã từng chia sẻ trong bài Daily Blog về MOAT của VC , đề cập về vai trò VC như một nền tảng kết nối các nguồn lực bao gồm nhân tài, mối quan hệ hợp tác kinh doanh,.. về cho startup. Tôi tin rằng, đây là những điều cơ bản mà hầu như các VC nào có sự lăn xả nhất định, ở mọi giai đoạn của startup đều có thể đóng góp được. Tuy nhiên đặc biệt với startup ở giai đoạn sớm, còn có giá trị nào lớn hơn thế nữa mà VC có thể mang lại? Bản thân tôi cũng đã từng đau đáu suy nghĩ về cách tiếp cận nâng cao năng lực tuyển dụng đội ngũ mạnh cho startup , hay đau đáu về việc lăn xả tham gia hỗ trợ hoạt động phát triển kinh doanh cho startup . Tôi nhận ra một điều vô cùng quan trọng duy nhất. Đó là, VC có thể kết nối nhân tài hay các network đối tác nhưng việc kết nối có được hiện thực hoá, bằng việc nhân tài và đối tác được kết nối có thực sự đồng hành với startup được hay không, tất cả nằm ở bản lĩnh, năng lực, và sức thuyết phục của startup. Không có một mối quan hệ nào mà có thể dễ dàng được kết nối và kết trái nếu như startup không có đủ sự thuyết phục. Nếu có thì thì cũng không bền vững thực sự. Do đó, tôi tin rằng, tiền đề cho việc đóng góp giá trị hiệu quả nhất của VC cần có là, hỗ trợ startup gia tăng tính thuyết phục của mình. Thêm một lần nữa, đây lại là bài toán “Con gà- Quả trứng” - startup cần phải tốt mới có nhiều kết nối có giá trị, cũng như để có nhiều kết nối có giá trị thì startup cần phải tốt. Điều nào cần trước tiên để giải bài toán này? Tôi tin rằng, cần bắt đầu từ tính thuyết phục của startup, cụ thể ở giai đoạn sớm thì phần nhiều sẽ nằm ở nhà sáng lập. Cụ thể hơn nữa, thì sẽ nằm ở tư duy, tầm nhìn, định hướng chiến lược, cũng như nhiệt huyết của nhà sáng lập. Ở đây, điều VC có thể hỗ trợ được, chỉ có một, đó là First Believer - người tin tưởng vào những điều trên ở nhà sáng lập mình chọn. Từ đó, là sát cánh liên tục động viên, thảo luận, gợi ý cho các nhà sáng lập một cách ý nghĩa và tích cực nhất trong quá trình đồng hành với startup. Đây đều là những điều tưởng như đơn giản, nhưng thực sự lại rất khó vì cần rất nhiều sự thấu đáo, sâu sắc, kiên nhẫn và niềm tin gửi gắm ở nhà sáng lập của VC. Tôi vẫn còn nhớ hôm nay, trong một vài viết đăng trên trang mạng xã hội của một startup ở giai đoạn sớm mà quỹ chúng tôi đồng hành. Bài viết được đăng khá lâu trước đó, nhưng ngoài nhà sáng lập của startup ra, thì người đầu tiên và duy nhất ấn nút ủng hộ là tôi. Tôi luôn như vậy. Kiên trì ủng hộ hết mình dù cho chưa có ai ủng hộ startup của mình đầu tư. Tôi sẽ luôn là First Believer cho những startup xứng đáng của những nhà sáng lập mà tôi tin tưởng. Yeah, just keep fighting!!! Previous Next

  • Tuổi Trẻ: 'Với start-up, nhà sáng lập phải có mong muốn mãnh liệt, trách nhiệm hết mình'

    < Back Tuổi Trẻ: 'Với start-up, nhà sáng lập phải có mong muốn mãnh liệt, trách nhiệm hết mình' Là một quỹ đầu tư, chúng tôi luôn mong muốn có thể tìm thấy và đầu tư vào các nhà sáng lập “All-in” vào start-up của mình. Nhưng đặt trong bối cảnh ở Việt Nam, việc có thể tìm thấy đúng một “All-in” thực sự là một điều thách thức với chúng tôi. Dựa trên những nội dung trao đổi vô cùng sâu sắc với các nhà sáng lập của tôi, có thể tái định nghĩa All-in bằng mong muốn mãnh liệt muốn hiện thực hóa ý tưởng, tầm nhìn và mục tiêu của mình để đưa start-up thành công thực sự. Mong muốn này cần mãnh liệt tới mức nào? Xin mời mọi người đọc bài viết của tôi trên quý báo Tuổi Trẻ dưới đây nhé! https://tuoitre.vn/voi-start-up-nha-sang-lap-phai-co-mong-muon-manh-liet-trach-nhiem-het-minh-20230705144016371.htm Previous Next

  • Suy nghĩ về những điều cần thiết thực sự để phát triển sự nghiệp VC thành công bền vững

    < Back Suy nghĩ về những điều cần thiết thực sự để phát triển sự nghiệp VC thành công bền vững Vừa qua dạo quanh Twitter, tôi bắt gặp bài post này của anh Mike Walsh - là CEO công ty tư vấn tên là Tomorrow, đồng thời là tác giả của 3 cuốn sách bán chạy, người viết đóng góp nội dung cho Harvard Business Review về các chủ đề liên quan tới phong cách lãnh đạo tiên tiến, ra quyết định dựa trên dữ liệu, xây tổ chức tinh gọn…Với những hiểu biết và uy tín của mình trong giới kinh doanh, anh đã có bài post dưới đây, khiến tôi phải dừng lại để suy nghĩ. Bài post của anh mang thông điệp mạnh mẽ là startup không nên nhận vốn từ VC mà chưa từng có kinh nghiệm điều hành công ty trong một vài năm. Nhưng thực sự điều này có đúng và đủ? Tôi là một người theo đuổi nghiêm túc nghề VC, có mong muốn phát triển sự nghiệp bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hoá tầm nhìn của mình là hỗ trợ thật nhiều doanh nghiệp thành công tại Việt Nam. Tuy nhiên tôi cũng thừa nhận rằng, mình chưa từng là một founder thực thụ, vận hành doanh nghiệp trong vài năm như tác giả đề cập cả. Tôi chỉ dấn thân với startup từ khi là sinh viên năm 3 khoa kinh tế trường ĐH Osaka, Nhật Bản. Khi đó, tôi được bắt đầu truyền cảm hứng mạnh mẽ từ trong lớp học khởi tạo kinh doanh tại giảng đường Đại học. Ý tưởng kinh doanh của tôi được nhen nhóm, cùng với sự ủng hộ hỗ trợ của doanh nghiệp địa phương tại Osaka, tôi đã bắt đầu dự án startup của mình. Bắt đầu từ nền tảng thiết kế hoa 3D và order mua preserve flower (hoa tươi mãi mãi, áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại giúp hoa giữ được độ tươi lâu ít nhất từ 3-5 năm). Dự án cũng có được khách hàng đầu tiên nhờ sự giới thiệu của đối tác, và cho được dòng doanh thu vô cùng khiêm tốn đầu tiên. Tuy nhiên, sau đó gặp hạn chế về tiếp cận nguồn cung hoa từ Đà Lạt, phát triển kênh phân phối tại Nhật và hạn chế về năng lực xây dựng team của tôi đã khiến dự án phải dừng lại không lâu sau đó. Không từ bỏ, tôi lại tiếp tục loay hoay với dự án về nền tảng kết nối du lịch tên là GSTabi - kết nối người bản địa với người du lịch nước ngoài, với mong muốn khám phá các nét đẹp của Nhật với ít rào cản về ngoại ngữ và văn hoá nhất có thể. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng gì hơn ở một cô bé sinh viên năm 3 khi đó không có gì ngoài nhiệt huyết, thiếu nhiều kinh nghiệm và năng lực vận hành, dự án sau đó cũng phải đứng trước ngã rẽ quan trọng của tôi. Đó là dừng lại dự án kinh doanh này, để tôi tiếp tục tập trung vào hoàn tất học phần tín chỉ của mình là sinh viên năm 4 để tốt nghiệp đại học được và sau đó ra trường đầu quân cho IBM Nhật Bản. Thế đó, khởi nghiệp thời sinh viên của tôi khi đó đến như mối tình đầu, như cơn mưa mùa hạ, đầy nhiệt huyết, nhưng sớm đến rồi sớm đi, để lại nhiều bài học quan trọng giúp mình trưởng thành hơn. Nhưng thực sự tôi chưa bao giờ nghĩ mình một founder thực thụ, đã vận hành doanh nghiệp phát triển được trong vài năm cả. Những trải nghiệm với startup thời còn là sinh viên đại học chỉ là một điểm xuất phát nhỏ, kết nối tôi với nghề đầu tư khởi nghiệp hiện nay. Dù là nhỏ bé, nhưng nó đủ để tôi hiểu, thông cảm và san sẻ được những khó khăn luôn thường trực, nhiều lúc là bế tắc của các nhà sáng lập, đủ để tôi nuôi dưỡng động lực mạnh mẽ với nghề này với mong muốn là hỗ trợ các nhà sáng lập hết mình, giúp họ thành công với khởi nghiệp thực sự. Tôi có chia sẻ bài post trên Twitter đó của anh Mike Walsh cho các nhà sáng lập của mình chia sẻ suy nghĩ của họ. Thật may mắn và vui cho tôi khi được các nhà sáng lập chia sẻ thẳng thắn góc nhìn và động viên tôi, qua những dòng tin nhắn như dưới đây. Cám ơn các nhà sáng lập, luôn rất tinh tế ủng hộ và động viên tôi trên hành trình bền bỉ với nghề đầu tư khởi nghiệp này ạ! Tôi luôn cố gắng nuôi dưỡng tinh thần Khiêm tốn một cách tự tin , để có sự khiêm tốn cởi mở để chấp nhận rằng họ có những hạn chế, thiếu sót nhưng có đủ tự tin vào khả năng họ có thể tiếp thu thêm kiến thức, hoàn thiện mình tốt hơn mỗi ngày. Tôi luôn đặt ra những nguyên tắc trong nghề VC này để giúp mình bền bỉ đóng góp giá trị, phát triển bền vững, theo đuổi tầm nhìn trong nghề của mình, như dưới đây: VC là người đáng tin cậy, hợp tác hỗ trợ, nhiều năng lượng, đam mê, là người trung thực, liêm chính. VC là người luôn sát cánh hỗ trợ, động viên, tư vấn các nhà sáng lập, giúp họ nhìn thấy bức tranh lớn hơn, thỉnh thoảng đưa họ ra khỏi những bộn bề, chi tiết trong vận hành hằng ngày. VC là người có kỹ năng nghe hiểu xuất sắc, và đặt những câu hỏi quan trọng cho các nhà sáng lập, nhưng không vội đánh giá, đưa ra quan điểm của mình. Vì VC hiểu rõ “người cầm tay lái” nên là nhà sáng lập của họ. VC có khả năng xây dựng với network các nhân tài và các doanh nghiệp. Từ đó để hỗ trợ tìm và tuyển dụng, xây dựng đội ngũ mạnh cùng với nhà sáng lập của mình. Bên cạnh đó, là hỗ trợ kết nối các đối tác kinh doanh có ý nghĩa tới sự phát triển của startup. VC là người đã nhìn thấy nhiều “hỉ nộ ái ố” trong nhiều startup khác nhau, nhìn thấy patten - điều thường thấy trong các công ty thành công hay công ty thất bại, để từ đó kịp thời đưa ra những lời gợi ý tới các nhà sáng lập, giúp họ giảm đi rủi ro đi vào đường thất bại. Nhưng vẫn chỉ dừng lại là lời góp ý, không được yêu cầu hay ra lệnh cho các nhà sáng lập. VC là người có khả năng tư duy độc lập, khả năng học tập cao, để có thể nhanh chóng hiểu các chiến lược kinh doanh của startup mình đầu tư, từ đó để có thể thảo luận hiệu quả với các nhà sáng lập khi cần. VC là người nghĩ về các công ty startup mình đầu tư mọi lúc mọi nơi, thậm trí cả trong giấc ngủ của họ. VC là người luôn ưu tiên sử dụng, tương tác với sản phẩm của startup mình đầu tư, dù cho những ngày đầu không có ai quan tâm. Từ đó, VC tích cực góp ý giúp startup hoàn thiện sản phẩm hơn nữa. Để từ đó, VC tự tin chia sẻ, quảng bá sản phẩm startup đó trong network của họ. VC là người tích cực chia sẻ, kết nối kiến thức, kinh nghiệm của mình, với những người thông thái xung quanh. Vì họ hiểu được rằng, đây là cách hiệu quả nhất để học hỏi, trưởng thành và xây dựng compound effect theo thời gian từ những bài chia sẻ nho nhỏ đều đặn đó. Vừa qua trong dịp tới thăm văn phòng của BuyMed, tôi rất bất ngờ khi được nhà sáng lập Peter tặng cho tấm thiệp này. Tôi biết anh và team của mình đã rất tinh tế và “hào phóng” tặng tôi những lời ý nghĩa mang tính khích lệ thế này. Nhưng chắc chắn, cả anh và team BuyMed đều hiểu được sự nỗ lực chăm chỉ và lao động cống hiến bền bỉ của tôi trong thời gian vừa qua đi cùng với startup mình. Để xứng đáng với câu cổ vũ “ You are the best VC in Vietnam” tôi sẽ cần phải cố gắng hơn rất nhiều, rất nhiều nữa, một cách bền bỉ. Yeah, keep fighting!! Previous Next

  • Tiền Phong: Fundiin được vinh danh là giải pháp trả sau phổ biến nhất tại Việt Nam

    < Back Tiền Phong: Fundiin được vinh danh là giải pháp trả sau phổ biến nhất tại Việt Nam Tháng 8/2023, dựa trên dữ liệu từ BuildWith, Merchant Machine (nền tảng hàng đầu lưu trữ dữ liệu về các phương thức thanh toán) công bố thống kê những đơn vị BNPL phổ biến nhất tại từng quốc gia trên toàn cầu, Fundiin hiện được xác định là giải pháp Mua trước Trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL) phổ biến nhất tại Việt Nam, bên cạnh nhiều tên tuổi BNPL quốc tế lớn thống trị thị phần lĩnh vực Trả sau tại các quốc gia khác. Điều này đã chứng minh được năng lực vượt trội của đội ngũ và chiến lược đúng đắn tập trung vào sản phẩm của Fundiin tới nay. P/s: Xin cám ơn quý báo đã tích cực chia sẻ thông tin về Fundiin nhé! Yeah, just keep fighting nhé, Fundiin ơi! Xin mời các bạn quan tâm đọc trọn vẹn bài viết trên báo Tiền Phong và key takeaways ở dưới đây nhé! tienphong.vn Fundiin được vinh danh là giải pháp trả sau phổ biến nhất tại Việt Nam Theo dữ liệu từ BuildWith được Merchant Machine thống kê và công bố, Fundiin hiện được xác định là giải pháp Mua trước Trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL) phổ biến nhất tại Việt Nam, bên cạnh nhiều tên tuổi BNPL quốc tế lớn thống trị thị phần lĩnh vực Trả sau tại các quốc gia khác. Lĩnh vực Mua Trước - Trả sau này tại Việt Nam vẫn đang là thị trường đầy “màu mỡ” cho nhiều công ty, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, đặc biệt khi tỷ lệ sở hữu thẻ tín dụng tại Việt Nam còn đang rất thấp chỉ khoảng 5% dân số. Các đơn vị BNPL đang không ngừng cố gắng nâng cao giá trị cung cấp và tận dụng lợi thế cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần. Với việc góp mặt trên bản đồ BNPL toàn cầu và trở thành giải pháp trả sau phổ biến nhất tại Việt Nam, Fundiin đã chứng minh chiến lược tập trung xây dựng sản phẩm mang lại giá trị thật cho người tiêu dùng và đối tác, cũng như chiến lược đầu tư vào đội ngũ và văn hóa là hướng đi đúng đắn để có thể đối mặt cạnh tranh quốc tế ngay tại thị trường nội địa. Previous Next

  • Suy nghĩ về “điểm mù” khi đánh giá tiềm năng mở rộng thị trường mục tiêu của startup

    < Back Suy nghĩ về “điểm mù” khi đánh giá tiềm năng mở rộng thị trường mục tiêu của startup Xin chào các bạn! Trong suốt quá trình đầu tư và đồng hành với các startup tới nay, tôi dần dần nhìn ra được hành trình tiến hoá phát triển của startup. Nhiều lúc nhìn lại, tôi cũng vô cùng bất ngờ vì có nhiều startup đã thay đổi rất khác so với những suy nghĩ và dự đoán ban đầu của tôi khi cân nhắc đầu tư. Chính những điều này làm tôi chiêm nghiệm sâu sắc về một “điểm mù” mà các nhà đầu tư VC chúng tôi dễ gặp phải. Đó là từ chối những cơ hội đầu tư startup tốt, chỉ vì nghĩ rằng thị trường đó không đủ lớn, trong khi không nhìn ra được tiềm năng mở rộng quy mô thị trường mục tiêu của startup trong tương lai. Tôi đặc biệt ấn tượng với câu chuyện được chia sẻ lại bởi quỹ OVP Partners về lý do họ từ chối đầu tư vào Starbucks ở giai đoạn sớm. Khi đó, Starbucks theo đuổi ý tưởng bán đồ uống cafe chất lượng cao với giá thành cao hơn các quán cafe truyền thống khác có mặt trên thị trường. Điều này khiến thành viên quỹ OVP Partners nghĩ rằng, Starbucks kinh doanh chuỗi bán lẻ cafe, nơi mà khách hàng vốn chỉ cần 25 xu là có một cốc cafe thông thường, không có lý do gì để phải trả tới 2 đô la tại Starbuck. Họ tin rằng cà phê vốn là mặt hàng commodity, nên không tồn tại thị trường đủ lớn có thể mở rộng cho sản phẩm premium - chất lượng và giá thành cao như vậy cho Starbucks khi đó. Và kết quả là họ đã bỏ lỡ cơ hội tạo ra lợi nhuận đầu tư 500 lần với Starbucks. Có thể nói OVP Partners đã gặp phải “điểm mù” khi không nhìn ra cơ hội trong thị trường chưa được đánh thức thực sự - Sleeper Market. Cụ thể, đây là đặc điểm thị trường có tiềm năng rất lớn, nhưng chưa được nhìn nhận đầy đủ về tiềm năng ở hiện tại. Thị trường này cần những cú “huých” từ thay đổi hành vi, hình thành nên xu hướng và thị hiếu, cùng với việc thay đổi bối cảnh của đời sống xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự cởi mở trong chính sách của chính phủ,…Với Starbucks thì đó là sự thay đổi trong nhu cầu thưởng thức cafe với trải nghiệm cao cấp, khi chất lượng đời sống gia tăng kéo theo khả năng sẵn sàng chi trả cho dịch vụ đó của khách hàng, đã khiến cho chuỗi cafe này liên tục mở rộng quy mô toàn cầu, từ đó là tạo ra lợi nhuận lớn như chúng ta thấy ngày nay. Tôi vẫn còn nhớ những ngày đầu tiên cân nhắc đầu tư vào BuyMed hơn 4 năm về trước. Khi đó, có nhiều người quan ngại rằng quy mô thị trường phân phối dược phẩm dành cho nhà thuốc không lớn, chiếm thị phần nhỏ hơn kênh phân phối qua bệnh viện, trong tổng quy mô thị trường dược phẩm tại Việt Nam. Có thể nói, quan ngại này xuất phát từ “điểm mù” khi chưa nhìn ra được tiềm năng từng bước mở rộng quy mô thị trường của startup. Có thể ở giai đoạn đầu, startup cần đi vào thị trường ngách quy mô còn nhỏ, thuận lợi để làm bàn đạp mở rộng quy mô lớn hơn nữa sau đó. Thực tế BuyMed đã chứng minh việc startup này đã từng bước mở rộng phân khúc khách hàng cho dịch vụ phân phối của mình, từ nhà thuốc tiến tới phòng khám, bệnh viện. Rồi tiếp theo, từ nhà thuốc, BuyMed lại đang tiếp tục mở rộng xuống tới phân khúc B2C - với người tiêu dùng trực tiếp thông qua hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ toàn diện. Ở đó, khách hàng dùng cuối có thể tiếp cận đầy đủ các dịch vụ mua thuốc, hẹn gặp bác sĩ, mua bảo hiểm sức khoẻ,... ngay trên chính nền tảng của BuyMed. Do đó, để tránh bị rơi vào “điểm mù” khi đánh giá tiềm năng quy mô mở rộng thị trường mục tiêu của startup, tôi thường nhắc nhở chính bản thân mình rằng, cần đào sâu tìm hiểu, suy nghĩ, từ đó là hình dung về sự thay đổi của thị trường trong tương lai. Cụ thể, là cần đánh giá kết hợp với tiềm năng “tiến hoá” mở rộng phân khúc khách hàng, khả năng xây dựng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường mở rộng. Đặc biệt hơn nữa là cần nhìn ra được tiềm năng phát triển, bản lĩnh kiên trì của chính nhà sáng lập và đội ngũ, để không ngừng “tiến hoá”, tối ưu các tiềm năng mở rộng quy mô thị trường mục tiêu của startup trong tương lai. Hi vọng, thông qua bài viết Daily Blog hôm nay, tôi có thể gửi gắm những gợi ý quan trọng tới mọi người, và lời nhắn nhủ tới chính tôi khi cân nhắc đầu tư startup, sẽ luôn sáng suốt, vượt qua được những “điểm mù” này, để không bỏ lỡ những cơ hội đầu tư startup tốt của mình! Yeah, chúng ta cùng nhau just keep fighting vì điều này nhé! Previous Next

  • Báo Đầu Tư: Quỹ đầu tư mạo hiểm và start-up xoay chuyển cục diện

    < Back Báo Đầu Tư: Quỹ đầu tư mạo hiểm và start-up xoay chuyển cục diện Dưới đây là nội dung chia sẻ của tôi được đăng trên Báo Đầu Tư, từ trong bài Daily Blog trước đó về tình hình gọi vốn của các startup trong bối cảnh hiện nay . Xin cám ơn quý báo rất nhiều đã luôn ủng hộ các bài viết chia sẻ về startup của tôi nhé! Yeah, keep fighting!! Có thể nói tình hình gọi vốn của start-up trong thời gian này không thể lạc quan. Không chỉ riêng Việt Nam, mà trên quy mô toàn cầu, các quốc gia đang ra sức kiềm chế lạm phát bằng việc nâng lãi suất, thắt chặt tín dụng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới dòng vốn đổ vào các công ty start-up. Do đó, các kênh tiếp cận vốn của start-up vốn đã hạn chế, nay lại càng ít hơn và trở nên đắt đỏ hơn. Trên thực tế, mỗi quỹ VC luôn có kế hoạch đầu tư và năng lực đầu tư của riêng mình. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cần được nhấn mạnh là khẩu vị rủi ro của VC đã có sự thay đổi. Khác với giai đoạn đỉnh cao của vốn mạo hiểm hơn 2 năm về trước, các VC giờ đây muốn đầu tư vào các start-up phải tập trung giải quyết bài toán nhu cầu thật lớn và rõ ràng tại thị trường - nơi khách hàng dù trong bối cảnh “thắt lưng, buộc bụng” vẫn phải sẵn sàng trả tiền để sử dụng dịch vụ, sản phẩm. Đó có thể là các sản phẩm, dịch vụ nằm trong các mảng “không thể thiếu”, dù trong bất kỳ hoàn cảnh kinh tế - xã hội nào, như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, ăn uống. Bên cạnh đó, các VC muốn đầu tư vào đội ngũ sáng lập mang tới giải pháp “buộc phải có”, với tư duy, năng lực và chiến lược rõ ràng, cụ thể cho thấy, họ có thể đạt được sản phẩm phù hợp với thị trường cho tới vòng gọi vốn tiếp theo. Trong bối cảnh khó khăn tiếp cận vốn hiện nay, có thể nói, chỉ có công ty đạt được điều này hoặc cho thấy những dấu hiệu ban đầu có thể đạt được, mới có thể tiếp tục thuyết phục được nhà đầu tư để được nhận vốn. Do đó, với các công ty start-up mới hoàn tất một vòng gọi vốn tới nay, cần phải tập trung vào sản phẩm và khách hàng, để đảm bảo start-up có thể đạt được sản phẩm phù hợp với thị trường (Product Market Fit - PMF), để có thể tiếp tục có được vòng gọi vốn tiếp theo. Trong khi đó, các công ty start-up đã đạt được PMF một cách thuyết phục trên từng phân khúc khách hàng của mình đang có lợi thế rất lớn. Đầu tiên là lợi thế thu hút sự quan tâm đầu tư của các quỹ đầu tư. Những start-up này trở nên vô cùng nổi bật, được ví như là “điểm sáng” trong bối cảnh “mùa đông” gọi vốn hiện nay. Tiếp theo, từ nguồn vốn họ huy động được, đây cũng là thời điểm thuận lợi họ có thể mở rộng chiếm lĩnh thị trường, trong khi các đối thủ đang gặp khó khăn. Đây cũng chính là lúc, các nhà sáng lập và đội ngũ của các start-up đã đạt được PMF phải biết ơn vì những quyết định sáng suốt, giữ kỷ luật, tập trung vào đạt PMF trong chính thời kỳ dòng tiền “dễ dãi” vừa qua. Lý do là, giai đoạn đó giúp họ có được những lợi thế và sự sẵn sàng cần thiết để bứt phá trong giai đoạn hầu như mọi người đều đang phòng thủ như hiện nay. “Tôi tin rằng, các nhà sáng lập thành công luôn có tư duy tối ưu hiệu suất trên từng cơ hội, nên sẽ không để những khủng hoảng như hiện nay trôi qua một cách lãng phí. Là nhà đầu tư VC, tôi vẫn đi tìm và tích cực đầu tư vào những nhà sáng lập như vậy” bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc quốc gia quỹ Genesia Ventures Việt Nam chia sẻ. Xin mời mọi người đọc nội dung chia sẻ chi tiết trên Báo Đầu Tư chi tiết ở dưới đây nhé! https://baodautu.vn/quy-dau-tu-mao-hiem-va-start-up-xoay-chuyen-cuc-dien-d187242.html Previous Next

  • Chia sẻ suy nghĩ từ bài báo trên CafeF: Đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam "đóng băng" trong nửa đầu năm, riêng BuyMed góp gần 80% lượng vốn huy động"

    < Back Chia sẻ suy nghĩ từ bài báo trên CafeF: Đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam "đóng băng" trong nửa đầu năm, riêng BuyMed góp gần 80% lượng vốn huy động" Vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam giảm 82% trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái, còn 66 triệu USD, theo số liệu từ công ty dữ liệu tài chính Tracxn. Trong nửa đầu năm, riêng BuyMed, công ty đứng sau thuocsi.vn , nền tảng công nghệ cung ứng dược phẩm cho các hiệu thuốc đã huy động về hơn 51 triệu USD, chiếm gần 80% lượng vốn huy động toàn thị trường. Đọc được bài báo này từ quý báo CafeF, tôi có một vài suy nghĩ đặc biệt muốn được chia sẻ trong bài Daily Blog hôm nay. Xin mời mọi người đón đọc nhé! Xin mời mọi người đọc bài báo trên CafeF ở đây nhé! cafef.vn Tracxn: Đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam "đóng băng" trong nửa đầu năm, riêng BuyMed góp gần 80% lượng vốn huy động BuyMed là công ty đứng sau thuocsi.vn, đã huy động về hơn 51 triệu USD trong vòng Series B. Đầu tiên, sự khắc nghiệt của “mùa đông gọi vốn” thực sự chỉ được cảm nhận đúng và rõ nhất từ chính những người trong cuộc - là những nhà sáng lập phải dành nhiều thời gian gọi vốn hơn với mức định giá thấp hơn, và những nhà đầu tư phải thận trọng, thắt chặt kỉ luật đầu tư hơn từ bên trong các quỹ. Tất cả những yếu tố này, là nguyên nhân dẫn đến việc gọi vốn nói chung trở nên khó khăn hơn, từ đó dẫn đến kết quả tất yếu là số thương vụ gọi vốn và số tiền gọi được bị sụt giảm. Tuy nhiên, như tôi đã từng đề cập trong bài viết Chia sẻ về tình hình và xu hướng gọi vốn startup trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay , rằng đằng sau tin tức các startup công bố gọi vốn của startup, đó là có thể startup đó đã hoàn tất gọi vốn từ trước đó khá lâu, và việc chọn thời điểm công bố thông tin chính thức cũng nằm trong chiến lược truyền thông của các công ty startup. Do đó, việc này nói lên một điều rằng, các dữ liệu thống kê gọi vốn chúng ta đọc được ngày hôm nay, thường không thực sự phản ánh chính xác tình hình thực tế đã xảy ra trong khoảng thời gian đó. Cuối cùng, từ tiêu đề tới nội dung đề cập trong bài báo này có đề cập rằng, tính riêng BuyMed - startup quỹ chúng tôi đầu tư và đồng hành tại Việt Nam, đã huy động về hơn 51 triệu USD , chiếm gần 80% lượng vốn huy động toàn thị trường tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay. Tôi tin chắc rằng, không chỉ tôi mà cả các nhà sáng lập của BuyMed cũng không coi đây là điều thành công, rất đáng tự hào cho mình. Vì chúng tôi không định nghĩa thành công từ gọi vốn, với số tiền gọi được “khủng” ra sao. Mà thực sự, chúng tôi định nghĩa thành công nằm cách BuyMed thuyết phục được những khách hàng và đối tác khó tính nhất, bằng hành trình phát triển bền bỉ, cùng với tầm nhìn lớn và năng lực thực thi sắc sảo của mình. Cụ thể, BuyMed đã từng bước mang dịch vụ của mình hơn 20,000 các nhà thuốc và cơ sở y tế khắp 63 tỉnh thành toàn quốc. Thực sự, BuyMed xứng đáng được biết đến nhiều hơn với nhiều bài học quan trọng về cách một công ty startup phát triển bằng giá trị, bằng việc kiên trì vượt lên trên rất nhiều thách thức của thị trường, và từng bước lan toả tầm nhìn của mình. Dưới đây là tổng hợp 11 bài viết chia sẻ về hành trình phát triển của BuyMed, xin mời mọi người quan tâm đón đọc nhé! Bài toán Build Product #1: Time-to-Market và cách BuyMed đưa sản phẩm ra mắt thị trường Bài toán Build Product #2: BuyMed - Xây dựng “Killer Feature” trên hành trình đi tìm PMF của startup Cung - Cầu: Lời giải cho bài toán khó của startup ở giai đoạn sớm (chia sẻ case study BuyMed) Product Market Fit: BuyMed - Hành trình tìm thấy và tiếp tục đi tìm của startup Cash Flow & Runway: Chia sẻ về cách BuyMed quản lý, tối ưu dòng tiền của mình The Hardest Things: Con người và Xây dựng tổ chức trong startup (chia sẻ về Case tuyển dụng của BuyMed) 3 “Fit”: Công thức giúp startup mở rộng vận hành hiệu quả (chia sẻ về Case xây dựng quy trình vận hành của BuyMed) Inner Strength: Suy nghĩ về xây dựng sức mạnh nội tại của startup (chia sẻ về công thức để thắng của BuyMed) Suy nghĩ về tư duy “Do Things That Don’t Scale” của startup ở giai đoạn sớm nhìn từ case của BuyMed Bài toán tăng Bottom-line #3: Conversion Rate - KSF giúp startup ở giai đoạn sớm tăng thu giảm chi hiệu quả, nhìn từ case của BuyMed trong quá trình đi tìm PMF Bài toán tăng Bottom-line #5: Operating Efficiency - nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của startup, nhìn từ case của BuyMed. Trên đây là một vài suy nghĩ đặc biệt của tôi muốn được chia sẻ tới mọi người trong bài Daily Blog hôm nay. Hi vọng các bạn có thể hiểu được thông điệp mà tôi muốn gửi gắm thông qua bài viết này. Đúng vậy, đằng sau những tin tức gọi vốn hay thống kê tình hình gọi vốn của startup, sẽ có nhiều bài học có chiều sâu và ý nghĩa hơn rất nhiều cần chúng ta tìm ra. Với BuyMed thì sẽ không phải ở số tiền gọi được nhiều nổi bật ra sao, mà đó là hơn 11 bài học về hành trình phát triển, ghi nhận nỗ lực bền bỉ của đội ngũ này như thế nào để xứng đáng được mọi người biết tới và ghi nhận nhiều hơn nữa. Yeah, chúng ta cùng just keep fighting hướng tới những điều ý nghĩa thực sự này nhé!! Previous Next

  • Group Think: Suy nghĩ về vấn đề tư duy nhóm trong hoạt động đầu tư startup

    < Back Group Think: Suy nghĩ về vấn đề tư duy nhóm trong hoạt động đầu tư startup Xin chào các bạn! Trong hành trình làm nghề đầu tư startup ở giai đoạn sớm, tôi luôn suy nghĩ về những thách thức tác động tới mục tiêu thành công trong nghề này. Từ đó là đau đáu suy nghĩ, ngôn ngữ hoá đó ra một cách rõ ràng nhất có thể, những nguyên nhân và cách vượt qua những trở ngại đó. Hôm nay, tôi xin phép được chia sẻ về một trong những vấn đề đó, mang tên Tư duy nhóm. Đây là vấn đề không chỉ dễ dàng tìm thấy trong hoạt động đầu tư nói chung, mà đặc biệt thường xuyên xuất hiện trong thế giới đầu tư mạo hiểm với rất ít thông tin và sự chắc chắn về startup. Con người nói chung thường sẽ được gọi là người có trí tuệ khi có hiểu biết sâu sắc. Tuy nhiên, với đặc thù hoạt động đầu tư khởi nghiệp, với ít dữ liệu thông tin, khi các ẩn số vẫn còn ở phía trước, thì hiếm có ai thực sự có thể tự tin với “sự hiểu biết” của mình. Bản thân tôi cũng vậy. Tôi luôn cảm thấy mình biết chưa đủ, chưa bao giờ đủ hiểu biết cả. Tôi luôn trong trạng thái “khát” thông tin. Tôi luôn muốn mình phải học hỏi, trải nghiệm để trở nên thông tuệ hơn. Cá nhân tôi luôn cảm thấy may mắn khi được hoạt động trong hệ sinh thái khởi nghiệp, làm việc cùng với những cộng sự VC và các nhà sáng lập startup vô cùng thông minh, bản lĩnh và tự tin. Mặt khác, hoạt động trong một thế giới hạn chế thông tin có thể tiếp cận được, các nhà đầu tư thường có xu hướng trao đổi thông tin qua lại để được tiếp cận và kiểm chứng thông tin với nhau. Các thông tin từ đó mà cũng quay vòng đều tới mỗi VC. Cũng chỉ ngần đó thông tin, không đủ nhiều để đa dạng hoá góc nhìn. Từ đây, tôi cũng nhận ra một vấn đề là chúng tôi dễ bị rơi vào vấn đề tư duy nhóm trong nội bộ quỹ, và giữa các quỹ với nhau - tư duy dễ bị ảnh hưởng đồng nhất, với xu hướng đưa ra suy nghĩ giống nhau trong những thông tin bị hạn chế. Hơn nữa, hoạt động trong một thế giới mạo hiểm với nhiều sự không chắc chắn, không ai thực sự tự tin biết kết quả tương lai, thì chúng ta có xu hướng bám víu vào những “điểm tựa”. Đó có thể là ý kiến của những người khác được cho là hơn mình. Hoạt động trao đổi những ý kiến này, sẽ hình thành nên những suy nghĩ theo nhóm, tạo ảnh hưởng rất nhiều tới việc ra quyết định đầu tư startup trong nội bộ và giữa các quỹ đầu tư. Cụ thể, trong nội bộ quỹ đầu tư, thì những ý kiến tạo ảnh hưởng vẫn thường thuộc về những cá nhân nhà đầu tư hoạt động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và thành tích đầu tư tích cực trước đó. Còn giữa các quỹ thì thường sẽ là những quỹ có nhiều thành tích, danh tiếng nổi bật sẽ có thể tạo ảnh hưởng kéo những quỹ đầu tư khác theo mình. Tôi luôn có sự ngưỡng mộ rất lớn với “huyền thoại” Doug Leone - Managing Partner của quỹ đầu tư Sequoia. Nhưng, tôi đặc biệt ấn tượng nhất là khi ông đã từng khiêm tốn chia sẻ rằng , yếu tố may mắn - đúng nơi đúng lúc - đóng vai trò to lớn hơn cả năng lực trí tuệ, đã giúp ông đầu tư thành công. Ông hiểu được rằng, bên cạnh những thương vụ đầu tư thành công rất lớn, ông cũng có nhiều thương vụ đầu tư thất bại trong sự nghiệp của mình. Ông cho thấy sự khiêm tốn, thông tuệ khi nhận thức được những thách thức là những biến số không ai có thể chắc chắn thắng - bại trong các thương vụ đầu tư startup. Cũng vì lẽ này, mà tôi hiểu ra được rằng, các nhà đầu tư, dù là huyền thoại dạn dày kinh nghiệm, cũng không có ai có thể tự tin biết trước và biết hết về khả năng thành công hay thất bại của startup. Do đó, việc đi theo ý kiến của người khác hơn mình, cũng không đảm bảo cho sự thành công trong đầu tư startup. Trong rất nhiều biến số, khó nắm bắt và khó kiểm soát trong hoạt động đầu tư startup, điều duy nhất chúng ta có thể làm được, là tập trung vào những điều mình có thể kiểm soát. Đầu tiên, đó là có cho mình chính kiến. Cụ thể tôi luôn tự nhắc nhở bản thân mình, phải luôn cố gắng trau dồi kiến thức, chịu khó đào sâu tìm hiểu về bản chất, yếu tố mang tính nền tảng của các startup mình cân nhắc đầu tư. Từ đó đặt những câu hỏi quan trọng nhất, để tìm kiếm câu trả lời, và hình dung về tiềm năng trong tương lai của startup đó. Tiếp theo, là có cho mình niềm tin - đặc biệt là niềm tin ở nhà sáng lập mình lựa chọn, có năng lực phù hợp, có bản lĩnh lớn và không ngừng “tiến hoá” tốt hơn để đưa startup phát triển. Cuối cùng, là sự sát cánh đồng hành, cả những lúc thăng và trầm của startup, để đưa startup mình lựa chọn đầu tư, có thể thành công thực sự trong tương lai. Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về thách thức Tư duy nhóm trong hoạt động đầu tư startup, từ đó là cách vượt qua bằng việc tập trung vào những điều bản thân có thể kiểm soát được. Thực sự bài viết này là những đau đáu chiêm nghiệm của tôi khi làm nghề, mong muốn nhắn nhủ, gợi nhắc tới chính bản thân mình sau này, các cộng sự yêu quý của mình, để có thể tăng được cơ hội thành công bền vững hơn trong nghề này. Đồng thời, tôi hi vọng bài viết này cũng gửi gắm nhiều gợi ý quan trọng tới các nhà sáng lập trong cách giao tiếp, xây dựng uy tín hiệu quả, tránh để mình vào thế bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Tuy duy nhóm khi tiếp cận với các quỹ đầu tư. Yeah, chúng ta cùng just keep fighting vì điều này nhé! Previous Next

  • Bài toán Distribution #7: Bài học về The Power Law of Distribution dành cho startup trước và sau khi đạt được PMF, nhìn từ case BuyMed

    < Back Bài toán Distribution #7: Bài học về The Power Law of Distribution dành cho startup trước và sau khi đạt được PMF, nhìn từ case BuyMed Xin chào các bạn! Đến hẹn lại lên, đau đáu trên hành trình đi tìm lời giải cho bài toán Distribution - đưa sản phẩm tới tay khách hàng một cách hiệu quả của startup, tôi đã tìm thấy thêm một khái niệm thú vị nữa. Đó là The Power Law of Distribution. Trong cuốn sách nổi tiếng Zero to One của mình, Peter Thiel lần đầu tiên có chia sẻ về khái niệm này, với ý nghĩa rằng tại mỗi giai đoạn của startup, có ít nhất một trong nhiều kênh phân phối khác nhau sẽ cho thấy hiệu quả hơn cả. Startup thường gặp thất bại khi không tìm ra đúng kênh phân phối có “sức nặng” hiệu quả vượt trội này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học case study của BuyMed liên quan tới nguyên lý phân phối thú vị này ở giai đoạn trước và sau PMF, trong bài Daily Blog hôm nay nhé! Tác giả Peter Thiel đã chia sẻ vô cùng thẳng thắn rằng, anh chứng kiến hầu hết các startup thất bại vì không tìm thấy một kênh phân phối hiệu quả cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu startup có thể tìm ra chỉ cần một kênh phân phối hiệu quả thôi, cũng sẽ khiến cho startup của bạn khởi sắc và bứt phá. Nhưng nếu startup dù đã khai phá thử nghiệm đủ các kênh mà không tìm thấy một kênh nào đủ tốt, thì coi như đường tới cửa tử của startup không còn xa khi cạn vốn. Câu nói “Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề” có vẻ áp dụng cho nguyên lý phân phối The Power Law này. Đúng vậy, “Một kênh cho chín, còn hơn chín kênh…không chín”. Thậm chí sẽ có nhiều thời điểm, startup nhận ra rằng, một kênh phân phối “đủ chín” - hiệu quả, có thể thu hút hơn 70% khách hàng mục tiêu của mình. Do đó, có thể nói startup không nên xa đà vào việc thử nghiệm tồn nhiều thời gian và nguồn lúc cùng một lúc cho nhiều kênh phân phối khác nhau, thay vào đó sẽ cần có những thử nghiệm nhanh chóng để tìm ra 1 kênh hoặc tối đa 2 kênh có nhiều tiềm năng nhất để tập trung vào một thời điểm nhất định theo nguyên lý phân phối The Power Law. Tuy nhiên nên lưu ý kết hợp với từng giai đoạn của startup, để tìm ra đúng thời điểm cần thay đổi, sẵn sàng tìm kiếm và chuyển sự tập trung sang kênh phân phối tiếp theo, khi nhìn thấy tính hiệu quả của kênh phân phối trước đó giảm dần. (Source) Đồng tình với nguyên lý The Power Law của bài toán Distribution này của startup, Co-founder & CEO Nguyễn Hoàng của Buymed đã chia sẻ rằng hành trình tìm thấy một kênh phân phối “có sức nặng, gánh Distribution” ở giai đoạn sớm của startup này, thật ra cũng tuân theo nguyên lý này. Đặc biệt, là ở hai thời điểm mang tính bước ngoặt cho sự phát triển của BuyMed: Trước và Sau khi tìm thấy PMF - sản phẩm phù hợp với thị trường. Khi đó, BuyMed có rất nhiều sự lựa chọn kênh phân phối để thu hút tập khách hàng mục tiêu là các nhà thuốc tại Việt Nam. Đó là: Brochure (Ấn phẩm quảng cáo), Gửi tin nhắn SMS, Chạy Paid Ads (quảng cáo trả phí), Telesales (Tư vấn sales gọi điện), Sales Reps (Chuyên viên sales đại diện bán hàng), Content Marketing (Tiếp thị nội dung), Community (Cộng đồng các nhà thuốc), Brand Marketing (Xây dựng thương hiệu)…..Nhưng thay vì sa đà vào cùng một lúc thực hiện phân phối sản phẩm các tất cả các kênh này, BuyMed đã rất chiến lược chọn ra và tìm thấy các kênh hiệu quả nhất để tập trung theo nguyên lý The Power Law. Đầu tiên, ở giai đoạn sớm trước đạt được PMF, BuyMed đã lựa chọn kênh phân phối “thủ công”, đúng tinh thần cần có ở giai đoạn này là “ Do things that don’t scale ”, thông qua việc Gửi tin nhắn SMS và Gửi ấn phẩm quảng cáo. Với đặc điểm các nhà thuốc hoạt động đều phải đăng kí giấy phép kinh doanh, và các thông tin cơ bản như số điện thoại và địa chỉ của nhà thuốc đều có thể dễ dàng tìm kiếm được trên mạng, Nên ở giai đoạn này, BuyMed đã ưu tiên tìm kiếm thông tin số điện thoại và địa chỉ của tập khách hàng mục tiêu ban đầu ở số lượng giới hạn là Early Adopter của mình. Sau đó, BuyMed đã lần lượt gửi tin nhắn SMS tới từng số điện thoại tìm thấy của các nhà thuốc, cũng như kết hợp gửi ấn phẩm quảng cáo giới thiệu sản phẩm của mình tới địa chỉ đăng ký được tìm thấy trên Internet của các nhà thuốc. Việc được trả lời lại từng tin nhắn hồi âm của khách hàng giúp startup này gia tăng tương tác, tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, cũng như việc gửi ấn phẩm vật lý là những tờ giới thiệu sản phẩm chỉn chu của BuyMed, tạo ra những “điểm chạm vật lý” kéo gần khoảng cách, tạo ra sự tin tưởng với khách hàng của mình. Đây có thể nói là cách làm manual - thủ công, khó có thể làm trên quy mô lớn hơn, nhưng lại rất phù hợp và phù hợp trong giai đoạn Pre-PMF trước khi tìm thấy sản phẩm phù hợp với thị trường của BuyMed, trong một tập khách hàng Early Adopter giới hạn ban đầu. Tiếp theo, khi vừa đạt được PMF - là khi BuyMed đã chinh phục được tập khách hàng Early Adopter ban đầu của mình bằng sản phẩm hoàn thiện và quy trình đã được tối ưu sẵn sàng để mở rộng, startup này đã tìm thấy kênh phân phối mới thay thế hiệu quả hơn, cũng theo nguyên lý The Power Law. Đó là chạy quảng cáo Target Marketing và từ đó chăm sóc Leads bằng Telesales. Điều thú vị ở đây là BuyMed không chạy quảng cáo trả phí thông thường, mà đầu tiên sẽ tìm kiếm thông tin của 4000 nhà thuốc mục tiêu với số điện thoại và địa chỉ tìm thấy trên mạng, từ đó là chạy quảng cáo chỉ tập trung vào mục tiêu này thôi với chi phí vô cùng tối ưu. Nhờ đó, tỉ lệ Hit - nhắm trúng thu hút được mục tiêu đạt được hầu như là 100%. Tiếp theo, bộ phận telesales sẽ đi vào chăm sóc những leads khách hàng tiềm năng đã thu hút được đó, giúp nâng tỉ lệ chuyển đổi (Conversion rate) sang khách hàng thực thế sử dụng sản phẩm của BuyMed đạt hơn 50% ở giai đoạn đó. BuyMed đã thực sự có những bước đi chiến lược và sắc sảo trong việc tìm ra những kênh phân phối hiệu quả trên từng giai đoạn, tuân theo The Power Law trong bài toán Distribution của mình. Trên đây là những chia sẻ của tôi về bài học case study từ BuyMed về nguyên lý phân phối The Power Law thú vị và ý nghĩa này nhé! Hi vọng bài viết này sẽ là những gợi ý tham khảo có giá trị dành cho các nhà sáng lập startup trong việc tìm thấy kênh phân phối hiệu quả ở giai đoạn sớm trước và sau khi tìm thấy PMF của mình nhé! Yeah, chúng ta cùng just keep fighting nhé! Previous Next

  • Vietcetera: Chúng ta đọc và hiểu được gì từ những startup “gọi vốn thành công”?

    < Back Vietcetera: Chúng ta đọc và hiểu được gì từ những startup “gọi vốn thành công”? Cứ mỗi lần startup tôi đồng hành kết thúc một vòng gọi vốn mới, tôi thường không gửi lời chúc mừng nhiều, thay vào đó gửi là lời động viên cùng với sự đồng cảm của mình tới đội ngũ nhà sáng lập. Đúng vậy, vì thực sự đằng sau những tin gọi vốn, bên cạnh sự tung hô đầy ắp niềm vui và niềm tin với startup, chúng ta cần “đọc và hiểu” những điều không hề dễ dàng nhìn thấy được trên bề mặt, đó là sự đánh đổi và những áp lực tăng trưởng vô cùng lớn của startup. Vì vậy, hi vọng chúng ta không vội gắn thêm chữ "thành công" quá sớm sau gọi vốn lên startup, để tất cả cùng tỉnh táo với những mục tiêu phát triển tiếp theo. Yeah, Just keep fighting! Xin mời mọi người đón đọc lại bài viết của tôi trước đây được đăng trên quý báo Vietcetera nhé! https://vietcetera.com/vn/chung-ta-doc-va-hieu-duoc-gi-tu-nhung-startup-goi-von-thanh-cong Previous Next

  • Báo Đầu Tư: Các công ty vĩ đại không phải vì có nhiều may mắn hơn mà vì tạo được nhiều “hiệu suất may mắn"

    < Back Báo Đầu Tư: Các công ty vĩ đại không phải vì có nhiều may mắn hơn mà vì tạo được nhiều “hiệu suất may mắn" Previous Next

  • Suy nghĩ về buổi Pitch Meeting lý tưởng giữa Startup và VC

    < Back Suy nghĩ về buổi Pitch Meeting lý tưởng giữa Startup và VC Đã hơn 3 năm từ ngày tôi chia sẻ bài blog với đề tài "Định nghĩa" lại PITCH dành cho startup và quỹ đầu tư . Khi đó tôi đã nhận thức sâu sắc rằng, Pitch Meeting nên được diễn ra hiệu quả hơn, dù từ những buổi họp đầu tiên giữa startup founder và VC. Các buổi họp này được tối ưu nhất về giá trị, vì các nhà sáng lập cần được nhận lại xứng đáng nhất với thời gian và công sức bỏ ra để chuẩn bị cho buổi pitch meeting. Tôi cảm thấy rất “xót” cho thời gian của cả founder và VC trong buổi họp đầu tiên, khi cả hai bên dành rất nhiều thời gian để thuyết trình giới thiệu lại từ đầu, từ những điều cơ bản như vấn đề thị trường - sản phẩm - đối thủ - mô hình kinh doanh... mà vốn dĩ những điều này đã có sẵn trong pitch deck, mà ai cũng có thể tìm hiểu trước buổi họp. Điều này vô hình chung khiến thời gian họp đó khó được tối ưu nhất, để đạt được tới mục tiêu cao hơn cả là để các bên thực sự thấu hiểu một cách sâu sắc và tìm ra được sự “Fit” giữa founder và VC. Vì vậy, tôi đã luôn muốn "định nghĩa" lại Startup Pitch dành cho nhà sáng lập và nhà đầu tư. Đó là nếu pitcher "người ném bóng" là nhà sáng lập đã rất nỗ lực để rèn luyện và chuẩn bị cho cú "ném bóng" thì "người bắt bóng" là nhà đầu tư cũng cần phải nỗ lực bằng hoặc hơn để cả hai cùng tung hứng được. Tức là những buổi pitch với nhà đầu tư, không nên chỉ là một buổi để biết nhau, ở đó có người thuyết trình và người ngồi nghe chỉ để hiểu một cách đơn thuần, mà nên là 1 buổi thảo luận "tung hứng" trọn vẹn giữa hai bên, dựa trên hiểu biết đầy đủ trước đó về startup, để từ đó dù có đi đến quyết định đầu tư hay không thì nhà sáng lập cũng sẽ có những điều ý nghĩa "mang về" để hoàn thiện cho startup của mình. Ví dụ như ở quỹ đầu tư Genesia Ventures, nếu với buổi họp lần đầu tiên khoảng 1 tiếng với nhà sáng lập startup, tôi sẽ liên lạc để nhận trước pitch deck để tự tìm hiểu và nghiên cứu. Tôi rèn cho mình sự kỷ luật đó là phải chuẩn bị trước cho mỗi buổi họp với founder cho dù lịch trình có bận rộn như thế nào. Do đó, buổi họp đầu tiên giữa tôi và startup founder trong 1 tiếng, sẽ thường theo agenda như sau: 1/ Giới thiệu bản thân giữa founder và nhà đầu tư tại quỹ (~3 phút) 2/ Nhà sáng lập pitch về startup của mình (30 giây~ 1 phút) (có những lúc không cần vì tôi đã đọc hết thông tin ở Pitch deck trước đó rồi, nhưng phần pitch này là để nhà sáng lập có "đà" vào cuộc thảo luận sâu phía sau) 3/ Cùng thảo luận sâu về lý do khởi nghiệp lĩnh vực này, chiến lược GTM (Go-To-Market), chiến lược phát triển thu hút và giữ chân khách hàng, kết quả kinh doanh (nếu có) và làm thế nào để đạt được kết quả tốt hơn nữa, kế hoạch tuyển dụng và xây dựng đội ngũ mạnh, ... (~56 phút) Việc dành nhiều thời gian hơn cho thảo luận “tung hứng” này, vừa có ích cho nhà sáng lập có thêm nhiều gợi ý có ý nghĩa cho phát triển startup của mình, đồng thời cũng giúp cho nhà đầu tư hiểu được được khả năng lĩnh hội, lắng nghe, tư duy nhạy bén của nhà sáng lập và cũng như tìm hiểu khả năng 2 bên có “fit” để đi cùng với nhau lâu dài sau này hay không. Vì vậy, mục đích của pitch gặp mặt nhà đầu tư không chỉ đơn giản là thuyết trình giới thiệu, mà có thể là tìm nhà đồng hành, người luôn thấu hiểu và là đối tác tin tưởng cùng thảo luận được, để đóng góp cho sự phát triển của startup. Và mình tin là đó mới là "định nghĩa mới" mang ý nghĩa và vai trò trọn vẹn hơn của PITCH. Đây là email tôi đã nhận được, từ nhà sáng lập một startup mà tôi được tham gia vào buổi họp đầu tiên với anh vừa qua. Tôi thấy rất vui vì nỗ lực làm việc chăm chỉ, kỷ luật và bền bỉ trong khoảng thời gian vừa qua, để “tái định nghĩa” Pitch của tôi đã từng bước được các nhà sáng lập ghi nhận và đánh giá cao. Yeah, just keep fighting!! Previous Next

  • Bài toán xây dựng MOAT #5: Suy nghĩ về “Atomic Network Effect as a MOAT” ở startup giai đoạn sớm

    < Back Bài toán xây dựng MOAT #5: Suy nghĩ về “Atomic Network Effect as a MOAT” ở startup giai đoạn sớm Nếu như ở thế kỉ trước các doanh nghiệp lớn trên thế giới được xây dựng nên bằng tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale) từ nguồn lực đầu tư lớn hay hậu thuẫn từ chính phủ. Thì đến thế kỷ này, các công ty công nghệ có thể bứt phá bằng MOAT của mình thông qua Network Effect, Switching Cost, Data,… để liên tục tạo ra sự gắn bó và lợi nhuận từ khách hàng trong hệ sinh thái của mình. Đi đầu là các ông lớn Google, Facebook, Amazon,…Vậy các startup nhỏ bé ở giai đoạn sớm với nguồn lực hạn chế thì có thể làm gì để xây dựng MOAT cho mình? Tiếp nối hành trình đi tìm câu trả lời cho bài toán trong chuỗi series này, tôi xin phép được chia sẻ suy nghĩ của mình về “Atomic Network Effect as a MOAT” dành cho startup ở giai đoạn sớm trong bài Daily Blog ngày hôm nay nhé! Có thể nói Network Effect - Hiệu ứng mạng, là một thành tố không thể thiếu để xây dựng MOAT - lợi thế cạnh tranh bền vững cho bất kỳ một doanh nghiệp startup về công nghệ nào hiện nay. Hiệu ứng mạng là hiện tượng xảy ra khi sự gia tăng số lượng người dùng tham gia nền tảng, sử dụng sản phẩm và dịch vụ, sẽ kéo theo sự gia tăng về giá trị, tạo sự gắn bó của khách hàng cho chính nền tảng, sản phẩm và dịch vụ đó . Ví dụ dễ hiểu và tiêu biểu nhất cho hiệu ứng mạng này có lẽ là Facebook. Số lượng người dùng Facebook càng tăng, sẽ tạo ra nhiều nội dung và kết nối để tương tác, từ đó càng mang lại giá trị cho người đang sử dụng, khiến họ gắn bó sử dụng nền tảng xã hội này lâu dài. Bạn thử tưởng tượng, một ngày Network Effect của Facebook biến mất đi, mở trang mạng xã hội này trắng xoá, không có một kết nối hay nội dung tương tác nào với những người dùng khác, liệu bạn vẫn có tiếp tục sử dụng Facebook? Mỗi một mô hình kinh doanh đều có những cách tiếp cận xây dựng Network Effect cho mình, nhưng đều dựa trên nguyên lý chung đó. Ví dụ, với mô hình nền tảng giao dịch Marketplace kết nối nhà cung ứng (Supply side) với khách hàng (Demand side), thì hiệu ứng mạng sẽ xuất hiện khi sự tăng về số lượng nhà cung cấp với sự gia tăng về số lượng sản phẩm được cung ứng, sẽ mang lại nhiều giá trị cho khách hàng trong việc có nhiều sự lựa chọn hơn với mức giá thành cạnh tranh hơn. Ngược lại, với sự gia tăng về khách hàng tham gia nền tảng giao dịch, sẽ giúp các nhà cung ứng được tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, từ đó là bán được nhiều sản phẩm hơn nữa. Tuy nhiên để xây dựng được hiệu ứng mạng đó hoạt động một cách có ý nghĩa, thì nền tảng cần phải đạt được một số lượng người tham gia nhất định. Cụ thể với ví dụ về mô hình nền tảng giao dịch Marketplace kể trên, thì nền tảng phải giải quyết bài toán con gà - quả trứng trước, khi phải có một số lượng nhà cung ứng đủ nhiều với nhiều sự lựa chọn, thì người dùng mới kéo vào giao dịch. Ngược lại nền tảng phải có số lượng người dùng đủ hấp dẫn nhất định, thì nhà cung ứng mới quan tâm gia nhập nền tảng để phân phối. Để làm được như vậy, thì startup cần phải có đủ nguồn lực để hấp dẫn, thu hút hiệu quả cả hai bên cùng gia nhập nền tảng. Nhưng startup ở giai đoạn sớm, hoạt động với quy mô nhỏ, với nguồn lực hạn chế, sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện thì làm sao có thể xây dựng được Network Effect cho mình? Đau đáu với câu hỏi này, cuối cùng tôi cũng đã tìm thấy được cách tiếp cận hiệu quả cho startup ở giai đoạn này, nằm ở Atomic Network Effect . Trong bài Daily Blog trước đây tôi đã từng chia sẻ về Atomic Network . Đây là khái niệm lần đầu được Andrew Chen - General Partner của a16z chính thức chia sẻ trong cuốn sách The Cold Start Problem của mình. Tuy nhiên, khái niệm này về cơ bản là không mới, với tiền đề khá quen thuộc với nhiều nhà sáng lập, đó là “Go Niche, Start Small”. Atomic Network là network tập khách hàng ở quy mô nhỏ nhất có sự yêu thích sản phẩm, sử dụng ổn định và tương tác tích cực, giúp cho bản thân network đó có thể tự duy trì và phát triển được . Nguyên tắc cơ bản của Atomic Network này là tập trung vào chất, thay vì lượng, vì càng có nhiều khách hàng cùng một lúc, càng khó để tạo ra Atomic Network có ý nghĩa và hiệu quả ở giai đoạn đầu của startup. Startup có thể tạm quên đi khái niệm chung chung của quy mô thị trường (Market size) với TAM - SAM- SOM. Thay vào đó, startup sẽ cần xác định rõ ràng nhóm khách hàng nhỏ mục tiêu ban đầu của mình, hiểu rõ đúng mục đích sử dụng, trong hoàn cảnh và điều kiện thời gian cụ thể nhất có thể. Từ đó là làm mọi cách, kể cả là cách tưởng chừng như khó scale nhất để làm hài lòng tập khách hàng đó, khiến họ sử dụng và gắn bó sâu sắc với sản phẩm của bạn. Một khi startup có thể thành công xây dựng được Atomic Network ban đầu của mình, startup có thể xây dựng được Atomic Network thứ 2, thứ 3,… thứ 100+. Những Atomic Network tiếp theo sẽ là những tập khách hàng cận biên của tập khách hàng trong Atomic Network trước đó. Quá trình mở rộng các Atomic Network có thể giúp startup theo thời gian mở rộng được tập khách hàng lớn hơn, tạo ra Network Effect ở quy mô lớn, từng bước chiếm lĩnh thị trường mục tiêu và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững MOAT cho riêng mình . Tôi gọi đây chính là cách tiếp cận “Atomic Network Effect as a MOAT” cho startup ở giai đoạn sớm. Trên đây là một vài chia sẻ của tôi về vai trò quan trọng và cách xây dựng Atomic Network cho các startup ở giai đoạn sớm với nhiều nguồn lực còn hạn chế. Đây cũng chính là cách tiếp cận ý nghĩa giúp startup từng bước tạo ra được Network Effect ở quy mô lớn sau này, nhưng cần bắt đầu bằng việc kiên nhẫn tập trung vào chất thay vì lượng, từ những tập khách hàng nhỏ bé “Atomic” mục tiêu của mình. Hi vọng các startup ở giai đoạn sớm sẽ tìm thấy những bài viết về xây dựng MOAT trong chuỗi series này những gợi ý quan trọng cho mình trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững từ những ngày đầu tiên nhé! Yeah, Keep fighting!! P/S: Các bạn có thể đọc thêm bài viết Daily Blog trước đây về Bài toán lựa chọn khách hàng #4: Ý nghĩa của việc xây dựng Atomic Network cho startup ở giai đoạn sớm nhìn từ case M Village để hiểu rõ hơn về cách M Village thực tế tiếp cận xây dựng Atomic Network cho mình như thế nào nhé! Xin mời mọi người quan tâm đọc lại 4 bài viết trước đó, trong chuỗi series xây dựng MOAT cho startup ở giai đoạn sớm dưới đây nhé: Bài toán xây dựng MOAT #1: Suy nghĩ về năng lực thu hút và giữ chân nhân tài của nhà sáng lập startup ở giai đoạn sớm Bài toán xây dựng MOAT #2: Suy nghĩ về việc xây dựng văn hoá startup từ giai đoạn sớm Bài toán xây dựng MOAT #3: Suy nghĩ về “Customer Obsession as a MOAT" cho startup ở giai đoạn sớm nhìn từ case của Amazon Bài toán xây dựng MOAT #4: Suy nghĩ về “SPEED as a MOAT” ở startup giai đoạn sớm Xin cám ơn các bạn rất nhiều đã kiên nhẫn theo dõi và đọc hết 5 bài viết trên của tôi! Yeah, Just keep fighting!!! Previous Next

  • Why Us: Suy nghĩ về slide quan trọng nhất đối với tôi trong Pitch Deck của startup

    < Back Why Us: Suy nghĩ về slide quan trọng nhất đối với tôi trong Pitch Deck của startup Vừa qua, có dịp ngồi xem lại tài liệu gọi vốn Pitch deck của Facebook vào năm 2004 và của Uber vào năm 2008 - tức là hơn 15~18 năm về trước. Thực sự, Facebook và Uber đã có những bước tiến quá xa so với những tiềm năng được đề cập trong Pitch Deck những ngày đầu của các startup này. Theo thời gian, công nghệ không ngừng được cải tiến, thị trường với nhiều cơ hội mới không ngừng được tạo ra, liệu startup có thể nhạy bén để tận dụng được những cơ hội quan trọng đó, để mở rộng phát triển và giúp startup xây dựng được vị thế của người dẫn đầu không? Liệu ai có thể làm được những điều này? Đây là những suy nghĩ đau đáu của tôi sau khi đọc lại hết các tài liệu gọi vốn của các công ty này. Pitch Deck của startup chỉ là “bánh vẽ” hay có thể “vẽ nên miếng bánh lớn”? Đối với tôi - là nhà đầu tư vào startup ở giai đoạn sớm, tôi có niềm tin mạnh mẽ về điều thực sự quan trọng nhất khi nhìn vào Pitch Deck, sẽ không phải là quy mô thị trường, không phải là những con số trong kế hoạch tài chính “được kéo excel” trong 3~5 năm tới, thậm chí không phải là sản phẩm tại thời điểm đó, mà chính là đội ngũ sáng lập của startup. Đúng, đó chính là slide “WHY US” của startup, được truyền tải trong slide Pitch Deck - mà đối với tôi đó là slide quan trọng nhất để dành thời gian tìm hiểu về startup ở giai đoạn sớm. Từ slide này, tôi sẽ liên tục đặt ra câu hỏi quan trọng cho nhà sáng lập để xem thực sự họ có thể là là một đội ngũ phù hợp, có năng lực cốt lõi mạnh, vượt qua được những thách thức của thị trường và nội bộ tổ chức, để linh hoạt thích ứng, để phát triển và bứt phá trở thành Winner - Người chiến thắng trong tương lai được không. Cụ thể, những câu hỏi đặt ra sẽ là, nhà sáng lập và các thành viên cốt cán trong đội ngũ (Core team) có nền tảng kinh nghiệm liên quan một cách sâu sắc với mảng kinh doanh này không? Họ có những “unique insights” - những góc nhìn, sự thấu hiểu khách hàng và thị trường một cách đặc biết, giúp họ tìm ra được những cơ hội trong thị trường mà không phải ai cũng có thể nhìn ra hay không? Đội ngũ đồng sáng lập có từng tương tác hay làm việc với nhau trước đó hay không? Sao họ tìm được nhau và điều gì là kết nối sâu sắc giúp họ đồng hành sáng lập nên startup này? Họ có phải là người có nền tảng giáo dục, tố chất thông minh, nhạy bén, để luôn học hỏi những điều mới và làm việc một cách nhanh, hiệu quả hay không? Mỗi thành viên trong Core Team có phải là những mảnh ghép mạnh mẽ nhất với đa dạng chuyên môn từ Công nghệ phát triển sản phẩm, Phát triển thị trường và Bán hàng, Marketing, tới quản lý Tài chính,… là những chuyên môn liên quan cần thiết cho sự cất cánh phát triển của startup này hay không? Trên đây là một loạt các câu hỏi quan trọng tôi luôn mong muốn đào sâu, tìm thấy câu trả lời, trong quá trình đọc Pitch Deck với slide quan trọng nhất - Why Us, chuẩn bị trước và trong mỗi buổi họp với các nhà sáng lập startup của tôi. Do đó, sẽ thật là tiếc khi các startup đã bỏ qua hoặc đề cập thông tin một cách hời hợt trong slide này trong Pitch Deck đi gọi vốn của mình. Hi vọng thông qua bài viết này, với sự chia sẻ thẳng thắn và cởi mở của tôi về kỳ vọng và quan tâm dành cho đội ngũ của startup trong slide WHY US, tôi có thể được nhận những Pitch Deck có chiều sâu, giúp tôi có nhiều cơ sở để tin tưởng và chọn được RIGHT TEAM để đầu tư. Yeah, mình cùng keep fighting nhé! Thông tin tham khảo: Dưới đây, là tài liệu gọi vốn ban đầu vào năm 2004 của Facebook, và của Uber vào năm 2008, với 2 slide cho thấy Facebook và Uber đã vươn mình phát triển bứt phá vượt xa hơn cả những gì có thể hình dung được trong mấy trang Pitch Deck này. Nguồn: https://www.slideshare.net/startuphome/facebook-pitch-deck-87761364 Nguồn: https://www.slideshare.net/startuphome/uber-pitch-deck-87832684 Online Pitching Meeting Đặt ngay Previous Next

bottom of page