Xin chào các bạn! Thời gian trôi qua thực sự nhanh! Mới đó mà chúng ta đã phải chia tay với tháng 8 này rồi! Có thể thể nói, tôi đã có một tháng 8 thực sự bận rộn, với 3 thương vụ có hợp đồng đầu tư được soạn, với 2 thương vụ đầu tư có thủ tục giải ngân được hoàn tất, và rất rất nhiều bài học ý nghĩa giúp tôi trưởng thành cùng với các startup của mình tại Việt Nam. Như mọi ngày cuối tháng, tôi lại có dịp ngồi nhìn lại hành trình vừa qua của mình, để chiêm nghiệm, tổng hợp lại những bài học đó và để chia sẻ tới các bạn quan tâm. Hi vọng, các bạn dù bận rộn vẫn luôn có thể Zunzun Catchup một cách có ý nghĩa với tôi trong tháng này nhé!
6 bài viết trong series Bài toán Gọi Vốn của startup ở giai đoạn sớm
Trong rất nhiều bài toán hóc búa mà startup cần phải đi tìm lời giải, có một bài toán mà tôi - với tư cách là nhà đầu tư VC, không muốn các nhà sáng lập của mình phải dành nhiều thời gian nhất. Vì tôi luôn muốn các nhà sáng lập tập trung vào những điều quan trọng hơn cả, đó là sản phẩm, là khách hàng, là đội ngũ. Đau đáu chứng khiến nhiều startup đang phải dành rất nhiều thời gian để gọi vốn, đặc biệt trong tình hình thị trường vốn khó khăn như hiện nay, tôi đã quyết định sẽ đào sâu chia sẻ về bài toán Gọi vốn của startup ở giai đoạn sớm, thông qua chuỗi series này.
Bài toán Gọi vốn #1: Suy nghĩ về câu hỏi Valuation của startup ở giai đoạn sớm
Trong quá trình họp với các nhà sáng lập để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào startup của họ, tôi thường đặt câu hỏi về định giá startup mà họ kì vọng. Có hai kiểu câu trả lời tôi thường nhận được từ câu hỏi đó. Một là, nhà sáng lập sẽ thẳng thắn chia sẻ luôn về mức định giá kì vọng của startup. Hai là, nhà sáng lập sẽ khéo léo từ chối trả lời luôn mức định giá, mà để việc đó cho nhà đầu tư đánh giá. Thật ra, với startup, đặc biệt là startup ở giai đoạn sớm, từ vòng Pre-Seed tới pre-series A, việc định giá thường có tính Nghệ thuật hơn là Khoa học. Thẳng thắn mà nói, câu hỏi về định giá này cũng không phải là câu hỏi hay. Sau nhiều suy nghĩ đắn đo, thiết nghĩ tôi cần thay đổi câu hỏi này của mình, để phù hợp, có chiều sâu ý nghĩa hơn với các nhà sáng lập. Câu hỏi sẽ nên được thay thế bằng bộ câu hỏi dưới đây:
Startup muốn đạt được những milestone (cột mốc) gì cho tới vòng tiếp theo?
Và để đạt được Milestone đó, startup cần gọi vốn bao nhiêu ở vòng này?
Mức độ pha loãng cổ phần cho phép của startup ở vòng này là bao nhiêu?
Cụ thể, để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
Bài toán Gọi vốn #2: Công thức tăng tỉ lệ chuyển đổi sang buổi họp thứ hai với VC, dành cho startup ở giai đoạn sớm
Trong quá trình đồng hành hỗ trợ gọi vốn cho startup, tôi đã đào sâu tìm hiểu về các nút thắt quan trọng trong nhiều thách thức gọi vốn khác nhau của startup. Tương tự như cách tiếp cận Sales Funnel trong việc thu hút khách hàng, startup cũng có Investor Funnel - là hành trình thu hút nhà đầu tư tiềm năng vào phễu, để chuyển đổi họ thành nhà đầu tư thực sự cho startup. Tôi nhận ra có một nút thắt quan trọng trong “phễu” này, nằm ở việc cần gia tăng tỉ lệ chuyển đổi thành công ở từng buổi họp, đặc biệt là ở buổi họp đầu tiên. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, có thể nói trung bình chỉ có khoảng 10% startup chúng tôi có thể bước tới buổi họp thứ hai, từ buổi họp đầu tiên thành công. Tôi tin rằng các startup nói chung cũng vậy, nhiều startup có thể gặp hầu như toàn bộ các quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam cho buổi họp đầu tiên, nhưng chỉ có rất ít trong đó, startup có thể tiếp tục bước sang buổi họp thứ 2 với họ. Tôi đã chiêm nghiệm lại về những buổi họp đầu tiên với các startup tới nay của mình, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Đâu là những yếu tố trong khả năng control - kiểm soát của startup, để tăng được tỉ lệ chuyển đổi từ buổi họp đầu tiên sang buổi họp tiếp theo với VC?
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
Bài toán Gọi vốn #3: Những “traction thay thế” có thể thuyết phục các nhà đầu tư trong những vòng gọi vốn đầu tiên của startup
Tiếp nối chuỗi bài viết về Bài toán Gọi vốn của startup ở giai đoạn sớm, tôi xin phép được chia sẻ về một trong những thách thức “Con Gà - Quả Trứng” của startup. Đó là thách thức traction - vốn đầu tư, đòi hỏi các startup cần có kết quả kinh doanh trước để thuyết phục nhà đầu tư rót vốn. Mặt khác, startup cần vốn trước để đẩy mạnh kết quả kinh doanh hơn. Do đó, với startup ở giai đoạn sớm, khi chưa có nhiều khách hàng và doanh thu, thì sẽ cần những “traction” khác thay thế, có ý nghĩa để thuyết phục các nhà đầu tư trong những vòng gọi vốn đầu tiên của mình. Các nhà đầu tư mạo hiểm VC như chúng tôi khi đầu tư vào startup startup ở giai đoạn sớm, sẽ luôn cần những “điểm tựa” để tin tưởng vào tiềm năng của startup trong tương lai, từ đó là định giá, và xác định khoản đầu tư của mình. Tôi cũng đã thử công thức hoá về những “điểm tựa” quan trọng này để tìm ra công thức “traction thay thế” cho startup ở giai đoạn sớm đó.
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
Bài toán Gọi vốn #4: Xây dựng FAQ “Shareable - Repeatable - Scalable” giúp startup tối ưu hiệu suất gọi vốn
Đau đáu với khó khăn của nhà sáng lập khi phải dành quá nhiều thời gian cho từng câu hỏi từ các nhà đầu tư trong quá trình gọi vốn của startup, tôi đã từng chia sẻ một phần lời giải cho bài toán thách thức này, trong bài viết trước đây của mình về việc xây dựng FAQ với tư duy “1 mũi tên trúng 3 đích”. Ở đó, tôi tin rằng FAQ - Bộ câu hỏi thường gặp, thực sự có 3 vai trò chiến lược trong việc tối ưu hiệu suất gọi vốn cho startup. Do đó, tôi đã tổng hợp và chia sẻ lại trong bài viết này, về những vai trò đó và cùng với 2 case study tham khảo từ startup Rootopia và Fundiin, trong việc xây dựng một cách chiến lược FAQ khi gọi vốn của startup.
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
Bài toán Gọi vốn #5: Xây dựng lợi thế thương lượng với nhà đầu tư VC tiềm năng
Trong quá trình tiếp xúc với nhiều startup, tôi nhận ra có nhiều nhà sáng lập cảm thấy mình ở “thế dưới” khi gọi vốn đầu tư, điều này khiến startup khó có thể gọi vốn thuận lợi được. Việc có được lợi thế thương lượng tốt hơn, có thể giúp các nhà sáng lập đẩy nhanh quá trình ra quyết định đầu tư, cũng như có được những điều khoản đầu tư có lợi hơn cho startup. Vì vậy, startup cần những điều gì, dựa trên nguyên lý nào để có thể xây dựng được lợi thế thương lượng tốt cho mình trước các nhà đầu tư VC?
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
Bài toán Gọi vốn #6: Vì sao vốn huy động từ VC phải cần sử dụng cho thật ĐÁNG?
Gần đây, trong một buổi họp với một nhà sáng lập startup đang đi gọi vốn, tôi được chia sẻ rằng startup muốn dùng hơn 60% số tiền gọi được làm vốn lưu động. Là người đồng hành luôn đau đáu về thách thức gọi vốn của startup, lời chia sẻ đó khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Thực sự, tôi nhận ra một điều quan trọng rằng: Đã không gọi vốn VC thì thôi, nhưng nếu gọi thì phải sử dụng vốn đó thật ĐÁNG. Bởi vì, gọi vốn VC thật ra vô cùng đắt đỏ với nhiều đánh đổi. Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn trên thị trường hiện nay, việc gọi vốn từ VC vốn đã “đắt đỏ” lại càng trở nên “đắt đỏ” hơn. Sự đánh đổi “đắt đỏ” đó gồm những gì? Đâu là nguyên tắc startup cần sử dụng vốn đầu tư VC cho thật “đáng đồng tiền bát gạo, cho bõ công”?
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
3 bài viết chia sẻ suy nghĩ về những thách thức trong hoạt động đầu tư startup
Là một nhà đầu tư mạo hiểm, tôi luôn đau đáu suy nghĩ về những thách thức trong nghề này. Mỗi ngày chúng tôi phải đối mặt với nhiều biến số, sự thiếu thông tin chắc chắn, kéo theo nhiều rủi ro trong mỗi quyết định đầu tư quan trọng. Do đó, đòi hỏi tôi luôn phải giữ một cái đầu tỉnh tảo, bản lĩnh, thận trọng, để ra tăng được hiệu suất ra quyết định đúng đắn nhất có thể trong hoạt động đầu tư startup của mình.
1/ Suy nghĩ về những “cái bẫy” tâm lý thường gặp khi quyết định đầu tư startup
Tôi đã từng chia sẻ về 8 cái bẫy thường gặp khiến chúng ta không thể ra được quyết định đúng đắn trong cuộc sống thường ngày trong bài viết trước đây của mình. Trong đó, tôi cũng nhận ra có nhiều “cái bẫy” tâm lý cũng thường xuất hiện trong hoạt động đầu tư startup của các nhà đầu tư mạo hiểm VC chúng tôi. Đó là những cái bẫy nguy hiểm nào, và làm sao để mình không gặp phải những “cái bẫy” tâm lý, đảm bảo hiệu suất ra quyết định đúng đắn nhất có thể trong hoạt động đầu tư startup của mình?
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
2/ Group Think: Suy nghĩ về vấn đề tư duy nhóm trong hoạt động đầu tư startup
Cá nhân tôi luôn cảm thấy may mắn khi được hoạt động trong hệ sinh thái khởi nghiệp, làm việc cùng với những cộng sự VC và các nhà sáng lập startup vô cùng thông minh, bản lĩnh và tự tin. Mặt khác, hoạt động trong một thế giới hạn chế thông tin có thể tiếp cận được, các nhà đầu tư thường có xu hướng trao đổi thông tin qua lại để được tiếp cận và kiểm chứng thông tin với nhau. Các thông tin từ đó mà cũng quay vòng đều tới mỗi VC. Cũng chỉ ngần đó thông tin, không đủ nhiều để đa dạng hoá góc nhìn. Từ đây, tôi cũng nhận ra một vấn đề là chúng tôi dễ bị rơi vào vấn đề tư duy nhóm trong nội bộ quỹ, và giữa các quỹ với nhau - tư duy dễ bị ảnh hưởng đồng nhất, với xu hướng đưa ra suy nghĩ giống nhau trong những thông tin bị hạn chế. Trong bài viết này, tôi đã chia sẻ một vài suy nghĩ của tôi về thách thức Tư duy nhóm trong hoạt động đầu tư startup, từ đó là cách vượt qua bằng việc tập trung vào những điều bản thân có thể kiểm soát được.
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
3/ Suy nghĩ về “điểm mù” khi đánh giá tiềm năng mở rộng thị trường mục tiêu của startup
Trong suốt quá trình đầu tư và đồng hành với các startup tới nay, tôi dần dần nhìn ra được hành trình tiến hoá phát triển của startup. Nhiều lúc nhìn lại, tôi cũng vô cùng bất ngờ vì có nhiều startup đã thay đổi rất khác so với những suy nghĩ và dự đoán ban đầu của tôi khi cân nhắc đầu tư. Chính những điều này làm tôi chiêm nghiệm sâu sắc về một “điểm mù” mà các nhà đầu tư VC chúng tôi dễ gặp phải. Đó là từ chối những cơ hội đầu tư startup tốt, chỉ vì nghĩ rằng thị trường đó không đủ lớn, trong khi không nhìn ra được tiềm năng mở rộng quy mô thị trường mục tiêu của startup trong tương lai. Trong bài viết này, tôi đã chia sẻ về 2 “điểm mù" tiêu biểu khi đánh giá tiềm năng thị trường thực sự của startup, cùng với đó là cách để tránh bị rơi vào những “điểm mù” đó.
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
Những suy nghĩ mới, thách thức những suy nghĩ lối mòn
Redemption Rights: Thay đổi suy nghĩ về quyền thu hồi khoản đầu tư đối với startup
Trăn trở với bài toán nâng cao nhận thức về xây dựng lộ trình Exit rõ ràng, có trách nhiệm với cổ đông của startup, gần đây tôi có cơ hội được trao đổi vô cùng sâu sắc với một nhà sáng lập startup đáng kính tại Việt Nam. Anh là một nhà sáng lập có tư duy win-win, khi chủ động hỏi tôi về kỳ vọng exit tại startup đầu tư. Từ buổi trao đổi này, vốn là một nhà đầu tư không thích điều khoản Redemption Rights, anh đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ về vai trò của quyền thu hồi này, theo một cách tích cực hơn.
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
Suy nghĩ về chỉ số phù hợp hơn, thay thế cho LTV/CAC của startup ở giai đoạn sớm
Trong quá trình đồng hành với nhiều startup ở giai đoạn sớm, tôi nhận ra mọi người thường hay quan tâm về chỉ số LTV/CAC - chỉ số cho thấy sự phát triển bền vững, tìm thấy đường có lợi nhuận của startup. Tuy nhiên, tôi thường hay đặt câu hỏi, liệu chỉ số này có thật sự phù hợp với startup ở giai đoạn sớm? Ở giai đoạn này, startup chưa có nhiều cơ sở để tính ra được trọn vẹn LTV - giá trị vòng của khách hàng của startup, cũng như CAC - chi phí có được khách hàng, lại là yếu tố startup không thể kiểm soát được trong bối cảnh “lạm phát CAC” hiện nay. Do đó, tôi thiết nghĩ startup cần có chỉ số phù hợp hơn để thay thế. Đó chính là, chỉ số R+K.
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
Reference Check: Suy nghĩ khác về cách tìm hiểu đánh giá nhà sáng lập startup ở giai đoạn sớm
Có thể nói việc lựa chọn đúng đắn nhà sáng lập để đầu tư là một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu của bất kì ai làm nghề đầu tư VC. Giống với cách tiếp cận doanh nghiệp khi tuyển dụng bất kì một vị trí cấp cao nào, VC chúng tôi thường sẽ phải kiểm tra đánh giá nhà sáng lập thông qua Reference Check. Tôi đã từng được một đồng nghiệp VC chia sẻ đã phải tiến hành kiểm tra khoảng 10 nguồn khác nhau để tìm hiểu đánh giá đầy đủ nhất về nhà sáng lập họ cân nhắc đầu tư. Trong quá trình tiếp xúc và đồng hành các nhà sáng lập startup, tôi lại có những suy nghĩ khác về cách tiếp cận này.
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
Vulnerable Leadership: Bài học về lãnh đạo vào thời điểm “dễ vụn vỡ” của cá nhân và startup
Trong tháng 8 này, tôi đã có một buổi thảo luận vô cùng sâu sắc và ý nghĩa với GP Takahiro Suzuki về một phong cách lãnh đạo gọi là Vulnerable Leadership. Đây là phong cách lãnh đạo khi mới nghe lần đầu, có thể khiến các bạn đặt ra nhiều câu hỏi hoặc né tránh. Tôi ban đầu cũng vậy. Là một người luôn dương cao tinh thần “Keep fighting”, để luôn trong trạng thái chiến đấu, bản thân tôi không cho phép mình yếu đuối. Nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ về phong cách lãnh đạo đặc biệt này.
Reproducibility: Suy nghĩ về một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy phát triển bền vững dành cho cá nhân và tổ chức
再現性 - Reproducibility là yếu tố rất được yêu thích trong hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản, và là yếu tố được thảo luận thường xuyên tại quỹ đầu tư chúng tôi, hướng tới việc tạo ra - tích luỹ - lan toả giá trị một cách bền vững theo thời gian. Yếu tố này trực dịch ra tiếng Việt mình có nghĩa là khả năng tái lập và mở rộng. Cụ thể đó là khả năng tiếp tục lặp lại quy trình với kết quả đồng nhất, và khả năng nhân rộng quy trình đó ở quy mô lớn hơn. Công thức dễ hiểu nhất của khái niệm này sẽ là: Reproducibility = Repeatability + Scalability. Theo đúng thứ tự trước sau trong phép cộng này: Repeatability trước rồi Scalability tới sau.
Không chỉ áp dụng trong hoạt động đầu tư startup, tôi cũng được truyền cảm hứng để áp dụng công thức này vào trong các hoạt động trong cuộc sống của mình. Đơn giản như việc tôi viết blog mỗi ngày cũng vậy. Để có thể tạo ra được tính Repeatability, tôi phải có một sự tâm huyết, bền bỉ, mong muốn mãnh liệt học hỏi, chia sẻ những bài học có giá trị nhất tới mọi người mỗi ngày. Đồng thời, tôi cũng tin rằng, những bài viết của mình sẽ có giá trị tích luỹ trong không chỉ hôm nay, ngày mai, năm sau, mà còn có thể được lưu lại trong thập kỷ tới. Từ mỗi bài viết của mình, những bài học có giá trị tích cực, sẽ được tiếp tục lan toả hơn nữa, bởi những độc giả là những nhà sáng lập chia sẻ lại trong cộng đồng startup và được các quý báo lên bài chia sẻ. Đó là lý do vì sao tôi luôn theo đuổi tinh thần “Shareable - Repeatable - Scalable” cho mỗi bài viết của mình từ những ngày đầu.
Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!
Xin cám ơn và tạm biệt tháng 8 bận rộn với rất nhiều bài học quan trọng và ý nghĩa nhé! Những bài học này là tiền đề được tích luỹ giúp tôi trưởng thành hơn trong nghề mỗi ngày. Và không có gì ý nghĩa hơn, khi những bài học này được tiếp tục chia sẻ và lan toả những giá trị tích cực tới nhiều người quan tâm hơn nữa trong hệ sinh thái startup Việt Nam. Yeah, chúng ta cùng nhau " Just keep fighting!" cho một tháng 9 tới với thật nhiều thành công nhé!
Comentários