top of page
Tìm kiếm

Zunzun Review tháng 6/2023: Tổng hợp những bài học quan trọng và nổi bật trong tháng

Đến hẹn lại lên, xin chào các bạn! Mới đó quay đi ngoảnh lại, tháng 6 qua đi thật nhanh! Có lẽ cảm giác này có được là vì tôi đã có một tháng 6 thật sự bận rộn, với nhiều hoạt động sôi nổi, cùng với rất nhiều bài học ý nghĩa để chiêm nghiêm và chia sẻ. Như mọi dịp cuối tháng, tôi đã dành thời gian ngồi nhìn lại, tổng hợp những bài học quan trọng trong các bài viết Daily Blog trong một tháng qua của mình, bằng một bài Monthly Review này. Hi vọng, các bạn dù có bỏ lỡ lịch hẹn Daily catchup với tôi vì bận rộn, cũng sẽ có thể dễ dàng zunzun catchup thông qua bài viết tổng hợp này nhé!


Suy nghĩ về câu nói “Giao toà nhà cho M Village vận hành, tôi có thể yên tâm ngủ ngon” của chủ nhà

Ngày đầu tiên của tháng 6, tôi được mời tham dự sự kiện ra mắt dịch vụ lưu trú ngắn hạn mang tên Signature by M Village ngay tại trung tâm thành phố Sài Gòn. Đầu tư và đồng hành với M Village hơn 1 năm nay, chứng kiến bản lĩnh, năng lực của đội ngũ M Village đưa công ty phát triển không ngừng, khiến tôi rất vui và tự hào. Tại sự kiện, tôi may mắn được trò chuyện với nhiều anh chị, là đối tác chủ nhà hiện tại của M Village. Và câu nói “Giao toà nhà cho M Village vận hành, tôi có thể yên tâm ngủ ngon” từ họ, khiến tôi, với góc nhìn của một nhà đầu tư khởi nghiệp, đã có nhiều suy nghĩ về lợi thế cạnh tranh và chiến lược phát triển của M Village trong dài hạn. Tôi đã chia sẻ suy nghĩ của mình trong bài Daily Blog trong ngày hôm đó.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!

Một phần chia sẻ trong bài viết này đã được đăng trên Báo Đầu Tư, Vietnamnet. Xin cám ơn quý báo vì luôn ủng hộ và chia sẻ lại nội dung bài viết của tôi nhé!


Chuỗi bài viết về Bài toán tăng Bottom-line cho startup ở giai đoạn sớm

Tại sao lại là Bottom-line? Startup nay đã qua cái thời dòng tiền dễ dãi với việc dùng tiền để đẩy tăng trưởng top-line (doanh thu) bằng mọi giá. Trái lại, trong bối cảnh mùa đông gọi vốn với dòng tiền đầu tư khan hiếm như hiện nay, đã buộc startup ở mọi quy mô, cần phải làm chủ vận mệnh của mình, duy trì huyết mạch là dòng tiền trong công ty của mình, tránh phụ thuộc quá nhiều vào dòng tiền từ bên ngoài như từ nhà đầu tư. Để làm được như vậy, startup cần tập trung vào bottom-line, hướng tới việc đưa công ty có lãi càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, có một điều cũng quan trọng không kém là việc tập trung vào Bottom-line này cần không được làm mất đi động lực tăng trưởng của startup, đặc biệt là với startup ở giai đoạn sớm đang còn đi tìm PMF.


Bài toán tăng Bottom-line #1: Chia sẻ về cách tiếp cận công thức hoá để tìm ra các thành tố giúp tăng lợi nhuận bền vững cho startup ở giai đoạn sớm

Để tránh việc chúng ta chỉ có thể tìm ra lời giải chung chung, trên về mặt của vấn đề tăng lợi nhuận doanh nghiệp, kiểu như “Tăng thu- Giảm chi”, chúng ta cần những lời giải cụ thể và thiết thực nhất. Tôi tin rằng, chúng ta có thể có cách tiếp cận khác hiệu quả hơn, thông qua công thức hoá lợi nhuận của startup mình, tìm ra trong công thức đó các KSF (Key Success Factor) - các thành tố giúp gia tăng hiệu quả nhất lợi nhuận của startup, phù hợp với từng giai đoạn và nguồn lực của các startup. Trong khuôn khổ các bài viết trong chuỗi series Bài toán tăng Bottom-line này, tôi muốn tập trung vào các startup ở giai đoạn sớm khi vẫn còn đang đi tìm PMF (Product Market Fit - Sản phẩm phù hợp với thị trường). Ở đó, mỗi bài viết tiếp theo trong chuỗi series này, tôi sẽ đi sâu vào phân tích cách áp dụng từng thành tố đi kèm với case study thực tế.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Bài toán tăng Bottom-line #2: Customer Retention - KSF giúp startup tăng thu hiệu quả ở giai đoạn sớm, nhìn từ case của Kamereo

Tiếp nối hành trình đi tìm lời giải cho bài toán tăng Bottom-line, tôi đã tìm ra một thành tố - Customer Retention, là KSF giúp startup tăng thu hiệu quả dù ở giai đoạn sớm, cùng với case study của Kamereo. Customer Retention là chỉ số cho thấy khả năng thuyết phục người dùng mua, sử dụng dịch vụ và quay lại trong một khoảng thời gian nhất định của startup. Đây được coi là một trong những chỉ số quan trọng nhất để xây dựng một công ty khởi nghiệp lành mạnh về tài chính, phát triển bền vững. Trong bài viết của mình, tôi đã chia sẻ về 5 bước quan trọng, để giữ chân được khách hàng, giống với việc để tổ chức một buổi tiệc thành công giữ chân được khách mời của mình tham gia. Từ đó, nhằm giúp mọi người có thể hiểu chi tiết hơn về cách áp dụng 5 bước kể trên, tôi đã chia sẻ case study của Kamereo - là một trong những startup mà quỹ Genesia Ventures chúng tôi đầu tư và đồng hành tại Việt Nam.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Bài toán tăng Bottom-line #3: Conversion Rate - KSF giúp startup ở giai đoạn sớm tăng thu giảm chi hiệu quả, nhìn từ case của BuyMed trong quá trình đi tìm PMF

Tiếp nối chuỗi bài viết này, tôi đã chia sẻ về một KSF nữa giúp startup ở giai đoạn sớm tăng thu, giảm chi hiệu quả, từ đó là tăng Bottom-line cho startup. Đó là Conversion Rate. Tôi đặc biệt thích cách đặt tên The Power Law of CRO - Định luật luỹ thừa của việc tối ưu tỉ lệ chuyển đổi của Conversion Rate Experts, khi phân tích phép tính giả định đơn giản là nếu tăng tỉ lệ chuyển đổi lên hai lần, thì không chỉ giúp tăng doanh thu gấp đôi, mà còn có thể tối ưu được tổng chi phí bao gồm chi phí thu hút khách hàng (CAC), chi phí biến đổi như giá vốn bán hàng, chi phí dịch vụ chăm sóc khách hàng,…do tính kinh tế tăng theo quy mô số lượng giao dịch (Economic of scales), từ đó có thể giúp tăng lợi nhuận Bottom-line ở cấp số nhân. Tôi đã tìm thấy 3 điều cơ bản nhưng vô cùng quan trọng, có thể thách thức sự kiên nhẫn của bất kỳ startup nào, nhưng có giá trị sâu sắc trong việc giúp startup, không chỉ tăng tỉ lệ chuyển đổi, mà còn góp phần giúp startup tìm ra PMF cho mình. Trong bài viết của mình, tôi cũng có chia sẻ về case BuyMed trong việc tối ưu tỉ lệ chuyển đổi khách hàng có giao dịch từ mức khiêm tốn khoảng 2% ở những ngày đầu, lên tới mức 22% khi startup từng bước đạt được PMF cả về chiều sâu và chiều rộng sau này.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Bài toán tăng Bottom-line #4: High value customer - Startup ở giai đoạn sớm cần kiên trì tập trung thu hút khách hàng có giá trị, nhìn từ case Selly và Fundiin

Với các startup ở giai đoạn sớm, trên đường đi tìm PMF - sản phẩm phù hợp với thị trường, startup sẽ thường trong trạng thái học hỏi, khám phá, thử nghiệm với nhiều nhóm khách hàng khác nhau, để xem đâu là nhóm phù hợp với startup của mình nhất. Việc này hoàn toàn hợp lý, nhưng cần phải được thực thi một cách hiệu quả và nhanh chóng. Ở giai đoạn sớm với sản phẩm chưa được hoàn thiện và nguồn lực còn hạn chế, startup không nên phân tán nguồn lực của mình quá lâu, vào nhiều phân khúc khách hàng cùng một lúc, chạy nhiều chiến dịch marketing đánh phủ rộng, để rồi thu hút nhiều khách hàng không phù hợp thực sự với sản phẩm dịch vụ của mình. Trong quá trình khám phá thử nghiệm này, startup cần nhanh chóng tìm ra chân dung khách hàng lý tưởng (ICP - Ideal Customer Profile) thuộc về nhóm khách hàng phù hợp có giá trị cao của mình. Một khi đã nhận diện ra được nhóm khách hàng có giá trị cao đó, startup sẽ cần tìm ra cách thu hút họ một cách hiệu quả. Tôi đã chia sẻ Case study về những cách startup thực tế đã tập trung như thế nào vào nhóm khách hàng giá trị cao này, từ 2 startup chúng tôi đã đầu tư và đồng hành tại Việt Nam, Đó là SellyFundiin.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Bài toán tăng Bottom-line #5: Operating Efficiency - nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của startup, nhìn từ case của BuyMed.

Với mong muốn đào sâu để tìm ra cách tăng doanh thu, giảm chi phí một cách hiệu quả, không những không làm mất đi mà còn tăng cường động lực phát triển cho startup, tôi đã chia sẻ về một KSF nữa trong bài Daily Blog của mình, đó là Operating Efficiency. Operating Efficiency - Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, là khả năng tạo ra kết quả kinh doanh mong muốn đạt được, với ít nguồn lực phải bỏ ra nhất. Khi startup có tăng cường hiệu quả hoạt động của mình, có nghĩa là doanh nghiệp có thể đảm bảo vừa tăng doanh số trong khi vẫn có thể tối ưu nguồn lực của mình. Điều này cho phép startup có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tới khách hàng với mức giá hợp lý hơn, hoặc là bán ra với cùng mức giá nhưng có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Tôi đã chia sẻ về thách thức cũng như nỗ lực của BuyMed trong việc tối ưu hiệu quả hoạt động của startup này từ giai đoạn sớm.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Bài toán tăng Bottom-line #6: Thay đổi tư duy phát triển từ Blitzscaling sang Fitscaling với chiến lược Controlled Growth dành cho startup

Tôi tin rằng, chính những thách thức khó khăn kéo dài của thị trường tới nay, đã khiến startup không còn sự lựa chọn nào khác, là buộc phải thích ứng để tồn tại, với những thay đổi cơ bản mang tính bước ngoặt đột phá trong nhận thức tư duy và chiến lược phát triển của các nhà sáng lập startup. Đầu tiên, là thay đổi từ Blitzscaling sang Fitscaling, để hướng tới sự phát triển về chất, một cách phù hợp hơn và bền vững hơn. Tiếp theo là áp dụng linh hoạt thực hiện chiến lược “ Controlled Growth - Tăng trưởng có kiểm soát”. Trong bài viết của mình, tôi đã chia sẻ về tư duy và chiến lược mang tính nền tảng này, giúp các nhà sáng lập startup có thể tìm thấy cho mình những lời giải quan trọng cho bài toán tăng lợi nhuận Bottom-line phù hợp với từng giai đoạn của startup mình.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Bài toán tăng Bottom-line #7: Startup làm sao để tối ưu chi phí nhân sự mà không làm giảm tinh thần chiến đấu của team? - bài học ý nghĩa từ case Selly

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, khi nhắc tới giảm chi, nhất là cắt giảm chi phí nhân sự, các nhà sáng lập thường mang trong mình cảm giác không mấy tích cực, khi phải đối mặt nhiều sự lựa chọn khó khăn và lo lắng về suy giảm tinh thần chiến đấu của team. Làm sao để cắt giảm chi phí nhân sự mà không làm giảm tinh thần chiến đấu của người ở lại? Thậm chí có cách làm ưu việt nào mà còn có thể làm tăng tinh thần chiến đấu cho họ hơn nữa để cùng đưa đoàn tàu startup đi qua hết đoạn đường khó khăn này? Tôi đã tìm thấy cách làm ưu việt này từ Selly - startup quỹ chúng tôi đầu tư và đồng hành tại Việt Nam. Giống như nhiều startup khác trong giai đoạn khó khăn chung hiện nay, nhà sáng lập Selly cũng đã phải đối mặt với những quyết định khó khăn trong việc cắt giảm chi phí nhân sự. Cụ thể, startup đã tiến hành cắt giảm 30% chi phí nhân sự, nhưng không theo cách thông thường.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Bài toán tăng Bottom-line #8: Culture of Discipline - Xây dựng văn hoá kỉ luật tại startup từ giai đoạn sớm, nhìn từ case M Village và Rootopia.

Bền bỉ đi cùng với các nhà sáng lập trên hành trình đi tìm những lời giải quan trọng cho bài toán tăng lợi nhuận Bottom-line trong khi vẫn có thể tăng cường được nội lực cho startup để phát triển bền vững lâu dài, tôi rất vui mừng khi thấy chúng tôi có thể chạm tới bài viết thứ 8 trong chuỗi series này. Đây là “trùm cuối” quan trọng nhất, giúp startup tăng “Bottom-line” không chỉ theo nghĩa đen, mà còn theo nghĩa bóng ở tầng sâu sắc hơn. Đó chính là sự Kỉ luật. Sự kỉ luật giúp startup quản lý thời gian, quản lý tài chính, quản lý nhân lực một cách hiệu quả hơn khi thực thi triển khai bất kì một hoạt động trong tổ chức. Đây cũng chính là KSFs quan trọng cần có để giúp công ty có thể đạt được mục tiêu là tối ưu lợi nhuận của startup. Tôi đã chia sẻ suy nghĩ của mình, về một concept rất ý nghĩa trong cuốn sách Good To Great của Jim Collins, cùng với case study từ M Village và Rootopia về việc xây dựng văn hoá kỉ luật dành cho startup ở giai đoạn sớm trong bài viết của mình.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Chuỗi bài viết chia sẻ về sự Kỳ vọng và nỗ lực đi tìm sự Phù hợp của tôi

Tôi luôn tin rằng, sự lựa chọn đúng luôn là cách tránh sai hiệu quả nhất. Để có được sự lựa chọn đúng đòi hỏi nhiều nỗ lực tìm hiểu. Trước hết là hiểu mình về mục tiêu hướng đến và sau đó là hiểu đối phương ở kỳ vọng dành cho mình. Khi cả bên có sự phù hợp thực sự, thì việc còn lại chỉ là làm sao tập trung vào hiện thực hoá mục tiêu đó cùng với nhau khi đồng hành.


Chiêm nghiệm về những “điều mạo hiểm” thực sự trong nghề đầu tư mạo hiểm

Với phương châm “Nơi nào có startup tốt, nơi đó có Zunzun đến" (Where there is a good startup, where Zunzun is coming”, đầu tháng 6 vừa qua tôi đã có một chuyến đi có thể nói là mạo hiểm theo đúng nghĩa đen, khi cùng nhà sáng lập và đồng đội băng qua những cánh rừng, con đường hiểm trở, vượt qua đêm tối để tới thăm một trong những cơ sở đầu nguồn phát triển sản phẩm của startup. Tôi đã viết chia sẻ về trải nghiệm này, cùng với đó là, chiêm nghiệm của tôi về những “điều mạo hiểm” thực sự trong nghề đầu tư mạo hiểm, và cách vượt qua chúng. Hi vọng, thông qua bài viết này, các nhà sáng lập có thể hiểu rõ được tâm huyết, sự lăn xả cũng như kỳ vọng của tôi khi đầu tư và đồng hành với startup.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Chiêm nghiệm nghề VC: Cần những gì để được chọn làm nhà đầu tư dẫn dắt và thành viên BOD tại startup?

Tháng 6 cũng có một ngày, có lẽ là một trong những ngày đáng nhớ nhất trong sự nghiệp làm nghề VC của tôi. Đó là ngày cùng lúc tôi nhận được hai lời mời đồng hành trở thành nhà đầu tư dẫn dắt vòng gọi vốn (Lead investor) và chính thức tham gia BOD, từ hai nhà sáng lập ưu tú của hai startup mà tôi luôn ủng hộ và trân trọng. Lời mời được chủ động nói ra từ chính các nhà sáng lập, đã khiến tôi rất bất ngờ, vui và cũng đồng thời khiến tôi suy nghĩ nhiều về ý nghĩa đằng sau, về những điều phù hợp cần thiết để được chọn làm nhà đầu tư dẫn dắt và thành viên BOD tại startup.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Startup-Investor-Fit: Chia sẻ về kỳ vọng của VC; đặc điểm ở startup và nhà sáng lập phù hợp mà tôi tìm kiếm để đầu tư đồng hành

Tôi là một nhà đầu tư luôn coi trọng Founder-Investor-Fit, mong muốn đồng hành có ý nghĩa trên hành trình phát triển của startup. Tuy nhiên, không ít lần tôi gặp phải tình huống “lệch pha” về kì vọng từ phía các nhà sáng lập startup. Cụ thể là từ những nhà sáng lập muốn gọi vốn vì đơn giản muốn được sự “Validation” từ phía quỹ đầu tư VC, hay muốn startup có thêm nguồn lực dồi dào sau vòng gọi vốn để mở rộng trong khi sản phẩm chưa đạt được PMF, hay thậm chí là gọi vốn từ VC vì nhà sáng lập chỉ nhìn ra đó là sự lựa chọn duy nhất của startup. Để giảm bớt những kì vọng “lệch pha” này, tôi đã chia sẻ một vài suy nghĩ của mình để các nhà sáng lập hiểu rõ hơn về kỳ vọng của nhau, để chúng ta có thể tìm thấy Startup-Investor-Fit.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Nghịch lý VC-driven Startup: Suy nghĩ về những điều quan trọng thực sự để startup phát triển bền vững

Trong bối cảnh gọi vốn nhiều khó khăn hiện nay, tôi được chứng kiến một nghịch lý là có nhiều trường hợp các nhà sáng lập đã nỗ lực để có thể gọi vốn được bằng mọi cách, trong đó có cách biến thành VC-driven startup. Cụ thể là startup có thể sẵn sàng thay đổi mô hình kinh doanh, kế hoạch tài chính, kể cả những mục tiêu tham vọng đưa vào trong pitch deck, để phù hợp hơn với khẩu vị của nhà đầu tư mạo hiểm VC. Tôi cho rằng đây là một nghịch lý rất đáng tiếc, khi những thay đổi này lại không xuất phát từ những điều quan trọng thực sự với startup để phát triển. Điều này cuối cùng lại khiến startup không thể đi được đường dài. Để startup để đi được đường dài, phát triển bền vững được bằng nội lực của mình sau này, thì từ những ngày đầu tiên cần phải “driven” - có sự kết nối hướng tới những điều quan trọng nhất của mình. Đó là Mission, Customer, Product, Founder và Team. Để phát triển cần nhiều sự đánh đổi và hi sinh, nhưng tuyệt đối với những điều này startup không thể thoả hiệp.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Genesia Founders Gathering - Nơi chúng ta cùng đi tìm lời giải cho những bài toán khó của startup

Tuần cuối tháng 6 Vừa qua, quỹ Genesia Ventures chúng tôi đã tổ chức buổi Founders Gathering định kì mỗi quý một lần cùng với các nhà sáng lập startup quỹ đầu tư và đồng hành tại Việt Nam, với sự tham gia của các đồng nghiệp hoạt động ở các thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia. Tại đây chúng tôi đã có những chia sẻ vô cùng ý nghĩa, về những thách thức, những bài toán khó trong quá trình phát triển startup của mình. Thú vị là, không cần phải chờ tới buổi Gathering này, khi thực tế chúng tôi đã cùng đồng hành với nhau để chia sẻ, hợp tác, cùng đi tìm những lời giải cho những bài toán khó của startup. Tất cả đều được tôi nâng niu trân trọng “gather” tập hợp lại thành những bài học có thể chia sẻ bằng những bài viết Daily Blog trên Zunzunstartups mỗi ngày của mình.

Xin mời mọi người quan tâm đón đọc chi tiết bài viết này ở ĐÂY nhé!


Xin cám ơn và tạm biệt tháng 6 đã cho tôi rất nhiều cơ hội được lăn xả, đồng hành với startup của mình! Thực sự, sau những ngày tháng bận rộn này, giờ được ngồi nhìn lại hành trình một tháng vừa qua, với rất nhiều chiêm nghiệm, bài học ý nghĩa kể trên, tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc. Và sẽ càng hạnh phúc hơn nữa, khi những chia sẻ của tôi được lan toả tới mọi người, để chúng ta cùng nhau học hỏi và phát triển hơn nữa qua mỗi ngày, mỗi tháng cùng với Zunzunstartups. Yeah, chúng ta cùng nhau "Keep fighting" cho một tháng 7 tới, với nhiều bài học để phát triển hơn nữa nhé!!

bottom of page